11 lỗi nấu ăn ai cũng từng mắc mà không hề hay biết

Thứ Sáu, 19/04/2019 12:12 PM (GMT+7)

Nấu ăn là một nghệ thuật và người đầu bếp là một nghệ sĩ. Thế nhưng bất cứ ai, kể cả người nấu ăn cực giỏi vẫn có thể mắc sai lầm khi nấu ăn. Dưới đây là 11 lỗi thường mắc.

loi-nau-an

1.  Sử dụng không đúng loại thớt

Không ít người có thói quen chỉ dùng duy nhất một loại thớt để chặt, băm, thái… tất cả các nguyên liệu, thành phần nấu ăn. Tuy nhiên, thói quen này hết sức sai lầm.

Thớt có nhiều loại cùng với các kích thước khá nhau, chính vì thế bạn cần biết loại nào nên dùng trong việc gì. Chẳng hạn, nếu muốn thái lát trái cây hay cắt nhỏ các đồ vật trang trí món ăn thì bạn chỉ cần dùng đến những chiếc thớt nhỏ xinh. Còn trong trường hợp bạn cần chặt nguyên một con gà thì bạn nên chuyển sang chiếc thớt to và chắc chắn hơn.

Không chỉ phải sử dụng đúng loại kích cỡ thớt, bạn cũng cần lưu ý khi dùng thớt thái đồ sống và đồ chín, như vậy sẽ đảm bảo cho chất lượng món ăn và sức khỏe của gia đình. Vì thế, bạn hãy đầu tư và sử dụng đúng loại thớt trong từng công đoạn nhé.

2. Sử dụng sai loại dao

Cũng giống như trường hợp ở trên, nhiều người đang mắc phải sai lầm này. Bạn nghĩ rằng một chiếc dao có thể được sử dụng trong mọi trường hợp, nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Sai lầm này sẽ khiến công việc bếp núc của bạn trở nên mất thời gian hơn.

Trong trường hợp này, trước khi lấy dao, bạn hãy nghĩ xem bạn sẽ dùng chúng như thế nào. Bạn cần dùng để để giập tỏi hay sơ chế những thực phẩm lớn hơn như gà nguyên con để từ đó chọn loại dao phù hợp. Để tiện lợi khi chọn lựa, trong gian bếp nhà bạn nên có một bộ dao với đầy đủ các kích cỡ khác nhau.

3. Dầu nào cũng có thể để chiên, rán

Ít ai biết rằng, dầu oliu sẽ bắt đầu bị cháy ngay khi nhiệt độ chỉ mới bắt đầu tăng hơi cao một chút.

Chính vì lẽ đó, để đảm bảo sức khỏe, được thưởng thức món ngon, đỡ lãng phí - bạn hãy chọn đúng loại dầu cần dùng cho từng loại món ăn. Ví thử như các loại dầu dùng cho món chiên, rán, còn dầu oliu thì dành riêng cho các món không chế biến ở nhiệt độ cao như món salad.

4. Chế biến thịt ngay khi bỏ từ tủ lạnh ra

Bạn cho rằng thịt để tủ lạnh ra phải chế biến ngay thì mới giữ được tươi ngon? Bạn sai rồi, việc này chỉ khiến món ăn trở nên mất ngon mà thôi.

Nấu thịt ngay khi bỏ từ tủ lạnh ra sẽ làm thịt chín không đều, thậm chí còn làm mất chất nữa. Do đó, bạn nên lưu ý rã đông thịt trước khi nấu nhé.

5. Tỏi là phải nấu thật chín

Tỏi nấu chín thường sẽ không còn giữ được mùi thơm như ban đầu. Chính vì thế, ngoài việc phi tỏi lúc bắt đầu chế biến, bạn nên cho tỏi vào khi đã nấu gần xong để tỏi không bị chín quá nhé!

6. Đợi dầu thật sôi rồi mới bắt đầu chế biến

Nhiệt độ dầu khi sôi ở mức trên 200 độ C, lúc này, hàm lượng chất dinh dưỡng có trong rau củ sẽ bị phá hủy khi chế biến.

Bạn nên kiểm soát nhiệt độ của dầu ở trong khoảng 150 - 180 độ, hoặc đơn giản hơn, bạn nhúng đũa vào dầu ăn, nếu thấy bong bóng nhỏ nổi lên quanh đũa thì đó là lúc nhiệt độ dầu đủ nóng. Nấu thức ăn ở nhiệt độ vừa phải giúp đảm bảo sức khỏe lại không "hô biến" chất dinh dưỡng, axit béo cần thiết.

7. Rau cắt xong không chế biến luôn

Một số vitamin trong rau khi tiếp xúc với không khí có thể bị oxy hóa và mất đi. Đồng thời, nếu bạn cắt rau quá sớm trước khi bắt tay vào bếp, rau sẽ dễ bị mất nước và mất đi độ tươi ngon.

Do đó, bạn nên cắt rau khi sẵn sàng vào bếp để giữ lại hương vị vốn có của chúng. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý, sau khi cắt rau cũng không bao giờ đông lạnh chúng bởi có thể làm nhiễm khuẩn rau, gây nguy hiểm cho sức khỏe đấy.

8. Thái thịt ngay sau khi nấu

Với các món thịt như thịt luộc, thịt nướng... khi mới chế biến xong vẫn còn đọng nhiều nước bên trong miếng thịt.

Nếu cố thái lúc này sẽ khiến miếng thịt không được đẹp mắt và khó thái. Bạn nên chờ 5- 10' cho thịt nguội và khô lại chút xíu rồi mới thái nhé.

9. Nấu luôn thịt mới lấy từ tủ lạnh

Sau khi miếng thịt được lấy ra từ ngăn đá tủ lạnh, nhiều người đã bỏ qua bước rã đông mà bắt tay vào việc chế biến luôn. Với thói quen này, khi nấu miếng thịt sẽ có khả năng chỉ chín được phần bên ngoài, trong khi đó phần bên trong thì vẫn cháy.

Vì thế, với những miếng thịt đông cứng, bạn nên có thao tác rã đông bằng một bồn nước lạnh hoặc tủ lạnh. Với phương pháp trong tủ lạnh, bạn hãy lấy miếng thịt ra khỏi ngăn đá và chuyển xuống ngăn mát, thời gian rã đông là từ 8 đến 24 giờ tùy thuộc vào khối lượng của miếng thịt.

Còn với cách rã đông bằng bồn nước lạnh, bạn hãy cho nguyên túi thịt được bọc tín vào nồi hoặc bát nước mát. Cứ 30 phút bạn lại thay nước một lần. Quá trình rã đông này chỉ mất một giờ hoặc ít hơn.

10. Không cho gia vị trong khi nấu

Quên nêm gia vị khi nấu là sai lầm tai hại làm món ăn của bạn nhạt nhẽo, mất cân bằng. Bởi vậy, trong quá trình chế biến, bạn nhớ cho thêm gia vị ngay từ sớm để chúng có thể ngấm tốt hơn vào đồ ăn

11. Nấu quá nhiều thực phẩm trong một chiếc nồi/chảo

Việc bạn nấu quá nhiều thực phẩm trong 1 nồi/chảo khiến cho chúng không thể ngấm đều gia vị và chín đều. Do đó, để chất lượng món ăn được ngon hơn, bạn hãy dùng đúng cỡ chảo/nồi so với lượng thực phẩm cần nấu. Nếu chảo/nồi quá nhỏ trong khi đồ ăn thì nhiều thì bạn nên chia nhỏ số lần nấu.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...