

Ngày 17/02/2025, Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Công văn số 13421-CV/VPTW về việc sơ kết thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về...
Ngày 19/02, Cục Dân số có buổi tiếp và làm việc với đại diện công ty Espoir, Nhật Bản về việc phát triển đào tạo nhân viên chăm sóc sức...
Việt Nam còn khoảng 15 năm để bước vào giai đoạn dân số già. Theo các chuyên gia, già hóa dân số mang đến cả cơ hội và thách thức.
Bao cao su có thể bị rách do lỗi trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp rách bao cao su do một số sai lầm khi sử dụng. Vậy, cần phải làm gì khi đang quan hệ tình dục mà bao cao su lại bị rách?
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, trong phiên thảo luận của Ủy ban Các vấn đề xã hội, nhân đạo, văn hóa, thảo luận vấn đề thúc đẩy tiến bộ phụ nữ, Việt Nam đã đề cao tầm quan trọng của việc ngăn ngừa và loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử và bạo lực nhằm vào phụ nữ và trẻ em gái.Đa phần các phát biểu nhận định tuy đạt được nhiều tiến bộ nhưng việc bảo đảm bình đẳng giới, các quyền của phụ nữ tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn, thách thức khi tình trạng bất bình đẳng, bạo lực, phân biệt đối xử và định kiến gia tăng, đặc biệt dưới tác động kéo dài của đại dịch COVID-19 và trong bối cảnh chiến tranh, xung đột, biến đổi khí hậu và suy thoái kinh tế. Các nước kêu gọi cộng đồng quốc tế cần có những hành động tập thể mạnh mẽ, kịp thời để giải quyết các thách thức này.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, chia sẻ nhận định chung về các thách thức đối với phụ nữ, đồng thời nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần xác định vai trò của phụ nữ vừa là mục tiêu, động lực, chủ thể, vừa là đối tượng thụ hưởng sự phát triển bền vững và xây dựng một xã hội công bằng.
Theo bà Lê Thị Minh Thoa, các nước cần lồng ghép vấn đề giới và việc trao quyền cho phụ nữ cần được bảo đảm trong quá trình hoạch định chính sách và kế hoạch quốc gia nhằm đảm bảo rằng phụ nữ và trẻ em gái được tham gia và thụ hưởng công bằng, đầy đủ trong tiến trình phát triển.
Đại diện Việt Nam cho rằng bản thân phụ nữ cũng cần tận dụng các cơ hội của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, quá trình chuyển đổi số để bắt kịp các xu thế phát triển và phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh của mình.
Về tăng cường hợp tác quốc tế, đại diện Việt Nam kêu gọi các tổ chức quốc tế và đối tác phát triển tiếp tục hỗ trợ các nước thành viên Liên hợp quốc thực hiện các cam kết và nghĩa vụ toàn cầu trong bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái.
Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa khẳng định bình đẳng giới luôn được coi trọng trong các chính sách quốc gia; việc bảo đảm vai trò, sự tham gia và đóng góp của phụ nữ vào đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước không chỉ là những cam kết mà còn là chuẩn mực ở Việt Nam.
Tham tán Công sứ Đại diện Việt Nam nêu bật những kết quả và thành tựu Việt Nam đạt được như có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trong khu vực; phụ nữ là lực lượng lao động chính và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tham gia Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cũng như đề cao các sáng kiến, đóng góp của Việt Nam trong lĩnh vực này ở các cơ chế liên quan của Liên hợp quốc./