Theo Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, có nhiều nguyên nhân khiến mức sinh của tỉnh thấp. Trong đó, khó khăn về kinh tế, chi phí chăm sóc và nuôi dạy con quá cao trong khi mức sống của người dân chưa bảo đảm khiến nhiều cặp vợ chồng ngại sinh thêm con.
Bên cạnh đó, áp lực công việc, cuộc sống khiến một bộ phận người trong độ tuổi có xu hướng “lười” kết hôn; kết hôn nhưng sinh con muộn, sinh ít con, thậm chí không sinh con. Một số người bị hiếm muộn không được phát hiện hoặc không có điều kiện chữa trị… cũng ảnh hưởng đến mức sinh.
Mức sinh thấp kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy như tốc độ già hóa dân số nhanh, thiếu nguồn lực và gây biến động thị trường lao động, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và duy trì nòi giống.
Ông Nguyễn Nam Phương, Phó Chi cục trưởng, Phụ trách Chi cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình tỉnh cho hay, thời gian qua, đơn vị đã tăng cường phối hợp với các sở, ban ngành như Sở GD-ĐT, Hội LHPN, LĐLĐ, Hội Nông dân… tuyên truyền cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) chuyển đổi hành vi từ sinh một đến hai con sang sinh đủ hai con. Các cơ sở y tế trong tỉnh tổ chức tư vấn, sàng lọc trước và sau sinh để thế hệ tương lai có những đứa trẻ khỏe mạnh, tránh lo ngại khi mang thai có nhiều rủi ro.
“Muốn thực hiện mục tiêu nâng mức sinh của tỉnh lên 2 con/phụ nữ cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành để tháo gỡ nhiều vấn đề về nhà ở cho người thu nhập thấp, tạo việc làm, chế độ tiền lương, xây dựng thiết chế văn hóa, vui chơi giải trí, hệ thống an sinh xã hội…”, ông Nam nói thêm.
Cùng chuyên mục
Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...
Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...
Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...
Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...