Sở thích ăn hải sản sống hoặc chưa chín kỹ có thể tiềm ẩn một số nguy cơ sức khỏe ngoài ý muốn. Dưới đây là một số cách ăn hải sản sống an toàn:
1. Mua hải sản
– Tìm mua hải sản được đông lạnh khoảng dưới 4°C.
– Chọn hải sản vẫn còn sáng màu, chắc thịt và không bị quá tanh.
2. Bảo quản tại nhà
– Bảo quản cá tươi sống trong hộp kín trong tối đa 2 ngày.
– Bảo quản nghêu, cua, tôm càng, tôm hùm, trai và hàu sống trong các thùng xốp thông khí.
– Bảo quản hải sản tươi dưới 4°C.
3. Sơ chế hải sản
– Nên dùng thớt và các dụng cụ sơ chế riêng biệt khi sơ chế hải sản.
– Rửa tay, thớt và các dụng cụ nấu ăn thật kỹ khi chuyển từ sơ chế hải sản chưa được nấu sang sơ chế các món chín.
4. Ăn hải sản sống ngoài hàng:
- Chọn nơi uy tín và sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe hơn.
- Thiếu vitamin B1 Theo trang MedlinePlus, thói quen ăn cá hoặc hải sản có vỏ sống có thể khiến bạn bị thiếu vitamin B1 hay còn gọi là thiamine. Đây là một loại vitamin quan trọng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng thận và phòng ngừa bệnh tiểu đường. - Ngộ độc thực phẩm Hải sản sống có thể gây ngộ độc thực phẩm, tình trạng xảy ra khi bạn dùng nước hoặc thực phẩm có chứa độc tố, vi khuẩn hoặc virus. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu, lả người, buồn nôn và nôn. - Viêm gan siêu vi Viêm gan siêu vi là một bệnh về gan thường gặp và thường do virus viêm gan siêu vi gây ra. Một nguyên nhân có thể gây bệnh này là do nguồn nước hoặc thực phẩm bị nhiễm bẩn. |
Cùng chuyên mục
DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...
Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...
Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...
Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...