![Thông điệp phát thanh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi và Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2024](https://t2.ex-cdn.com/cpts.vn/resize/300x193/files/news/2024/10/18/thong-diep-phat-thanh-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-va-ngay-quoc-te-nguoi-cao-tuoi-nam-2024-151600.jpg)
Monaco, một đất nước nhỏ nằm trên bờ biển French Riviera, được biết đến như một vùng đất riêng dành cho những người cực kỳ giàu có.
Theo Business Insider, trong số 38.300 người sống ở Monaco, có tới khoảng 12.261 là triệu phú, theo Báo cáo của Knight Frank Wealth năm 2019.
Điều đó có nghĩa là khoảng 32% cư dân Monaco, gần 1/3 dân số nước này là triệu phú. Và tất cả những cư dân cực kỳ giàu có này chỉ sinh sống trong khoảng 202 ha.
Đáng chú ý là với sự tập trung tài sản đáng kinh ngạc như vậy nên thực tế là Monaco hầu như không có người nghèo.
"Chính phủ tái đầu tư thu nhập từ ngành du lịch và những nguồn vốn khác vào cộng đồng để cải thiện chất lượng cuộc sống, bên cạnh đó là thúc đẩy người giàu tiếp tục đi du lịch và mua bất động sản", bà Karyn Adams, đại diện Borgen Project, một tổ chức phi lợi nhuận với sứ mệnh đẩy lùi nghèo đói toàn cầu, viết về Monaco.
"Mặc dù những hành động này nhằm thu hút nguồn tiền của người nước ngoài, nhưng người bản địa cũng được hưởng lợi từ đó, khiến cho người nghèo đói gần như không tồn tại trong quốc gia nhỏ bé này”, bà Karyn nói thêm.
Monaco từ lâu đã là điểm đến của giới siêu giàu, một phần vì danh tiếng thiên đường thuế khi nước này không bắt đóng thuế thu nhập. Hơn nữa, Monaco có khí hậu Địa Trung Hải dễ chịu và là nơi tổ chức các sự kiện hấp dẫn trong suốt cả năm như Giải đua Grand Prix Monaco và Triển lãm Du thuyền Monaco.
Với những điểm cộng trên, giá bất động sản ở quốc gia giàu có này cũng tương đối “chát”.
Cụ thể, đối với căn hộ một phòng ngủ nhỏ ở Monaco, người mua phải trả ít nhất 1,6 triệu USD, Alexander Kraft, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Sotheb International International France-Monaco, nói với tờ Mansion Global.
Hầu hết các căn hộ "bình thường" ở thành phố triệu phú này có giá từ 2,2 - 22,3 triệu USD. Đáng nói, các căn hộ penthouse cao cấp sẽ có giá tới hơn 55 triệu USD, Kraft cho biết thêm.
Giới siêu giàu gia tăng, Việt Nam có 142 người có tài sản từ 700 tỷ đồng
Theo báo cáo Thịnh Vượng 2019 vừa được Knight Frank công bố, giới siêu giàu Việt Nam sở hữu 30 triệu USD trở lên (gần 700 tỷ đồng) đã tăng thêm 7 người so với năm 2017, đạt số lượng 142 người.
Knight Frank khẳng định, trong vòng 5 năm tới, tăng trưởng của giới siêu giàu tại Việt Nam có thể tăng nhanh hàng đầu thế giới với tỷ lệ đạt trên 31%.
Về số triệu phú có tài sản từ 3 triệu USD (gần 70 tỷ đồng) đến dưới 30 triệu USD, năm 2018 Việt Nam có khoảng 12.300 người, tăng hơn 5% so với năm 2017, dự báo năm 2023, con số triệu phú tại Việt Nam có thể tăng lên hơn 15.700 người.
Knight Frank cũng đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam cũng như sự gia nhập của giới người giàu trẻ tuổi trong các lĩnh vực kinh tế mới.
Knight Frank khẳng định năm 2018 thế giới có hơn 200.000 người siêu giàu, số người này nằm phần lớn ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.
Các nước châu Âu đóng góp hơn 1/3 số lượng giới siêu giàu với khoảng 70.000 người, các nước như Ấn Độ, Trung Quốc và Philipines có số người giàu gia tăng nhanh chóng hơn khi đạt mức tăng từ 35% đến gần 40%.
Dự đoán trong vòng 5 năm tới, tổng số người giàu thế giới sẽ tăng trưởng 22%.
Trên thực tế, số lượng người giàu, siêu giàu tại Việt Nam gần đây gia tăng nhanh chóng do kinh tế ổn định, mức sống cao và hội nhập.
Theo Knight Frank, các nền kinh tế mở cửa, xuất khẩu có cơ hội xuất hiện nhiều người giàu hơn. Hiện khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đang phát triển khá mạnh, phần lớn giới người giàu, siêu giàu và tỷ phú của Việt Nam xuất hiện là doanh nghiệp tư nhân.
Mới đây, Forbes cũng công bố thêm 2 tỷ phú người Việt, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) ghi nhận tài sản hơn 1,7 tỷ USD.
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan với số tài sản được định giá 1,3 tỷ USD.
Hiện bảng danh sách tỷ phú Việt dẫn đầu vẫn là ông Phạm Nhật Vượng với khối tài sản trị giá 6,6 tỷ USD, bà Nguyễn Thị Phương Thảo với khối tài sản 2,3 tỷ USD, đứng thứ 3 là ông Trần Bá Dương với khối tài sản trị giá 1,7 tỷ USD.
Cùng chuyên mục
Kết quả thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII...
Sáng ngày 27/12/2024, tại Hà Nội, Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2024,...
Ngày 27/12, Cục Dân số tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham...
Ngày 11/12/2024 tại Hà Nội, Cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức hội...