![Thông điệp phát thanh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi và Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2024](https://t2.ex-cdn.com/cpts.vn/resize/300x193/files/news/2024/10/18/thong-diep-phat-thanh-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-va-ngay-quoc-te-nguoi-cao-tuoi-nam-2024-151600.jpg)
Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011. Tốc độ già hóa dân số nhanh đòi hỏi phải có những giải pháp thích ứng, đặc biệt trong vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (NCT).
Tại Tọa đàm “Tiến tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi Việt Nam” được tổ chức vào ngày 6/9/2019 vừa qua, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Trung ương Hội NCT Việt Nam đã có tham luận chỉ ra những khó khăn trong chăm sóc sức khỏe cho NCT: Tuy tuổi thọ trung bình đạt 73,5 tuổi nhưng số năm sống khỏe mạnh của NCT Việt Nam chỉ đạt khoảng 64 tuổi. NCT Việt Nam cũng đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép với trung bình mỗi NCT đều mắc từ 3-4 bệnh với tỷ lệ các bệnh không lây nhiễm tăng lên nhanh chóng, trong khi đó hệ thống chăm sóc sức khỏe còn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng của NCT. Khả năng cung cấp dịch vụ y tế cho người cao tuổi, số lượng và trình độ nhân lực còn hạn chế, hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến NCT còn thiếu. Thêm vào đó, hệ thống an sinh xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của NCT, chưa có hệ thống chăm sóc dài hạn và hệ thống cung ứng việc làm cho NCT. Đồng thời khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của NCT còn hạn chế, đặc biệt là NCT ở vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn.
Trước thực tế đó, các đại biểu tham gia tọa đàm đã nhấn mạnh sự cần thiết hoàn thiện các chính sách về giải pháp, dịch vụ chăm sóc dài hạn và hướng tới chăm sóc NCT tại cộng đồng. Đẩy mạnh sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, ban ngành trong và ngoài nước trong công tác chăm sóc NCT. Ngoài ra, cần đưa vấn đề NCT vào các chính sách y tế và tạo điều kiện để NCT tham gia theo dõi, đánh giá và báo cáo tiến độ thực hiện các chính sách này. Đối với NCT, cần tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về quyền được chăm sóc sức khỏe cũng như các kiến thức phòng chống và tự quản lý bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng. Đồng thời, cần xây dựng các chương trình giáo dục về chăm sóc lão khoa cho nhân viên y tế, cũng như cải thiện hệ thống thông tin y tế nhằm thu thập đầy đủ các dữ liệu về người cao tuổi.
Cùng chuyên mục
Kết quả thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII...
Sáng ngày 27/12/2024, tại Hà Nội, Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2024,...
Ngày 27/12, Cục Dân số tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham...
Ngày 11/12/2024 tại Hà Nội, Cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức hội...