Gia tăng số trẻ em phải cắt buồng trứng vì căn bệnh không ngờ

Thứ Ba, 07/05/2019 08:49 PM (GMT+7)

Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) vừa đưa cảnh báo về việc nhiều trẻ em phải cắt buồng trứng, sau này không thể sinh con vì mắc những căn bệnh tiết niệu, sinh dục.

Mới đây, cháu N.L.C,12 tuổi ở Mỹ Hào (Hưng Yên) được phát hiện khối u trong buồng trứng trong một lần đi khám bệnh. Trước đó cháu không có biểu hiện gì về bệnh. Khi khối u có đường kính lên tới 15cm, cháu C. phải cắt bỏ một bên buồng trứng.

Theo chia sẻ của mẹ cháu C., cháu chỉ hơi bị đau bụng bên phải. Khi đưa cháu đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương thì các bác sĩ bảo có khối u và chuyển sang Bệnh viện Việt Đức. Cháu nằm viện từ ngày 30/4, được khẳng định là u buồng trứng, được truyền nước và hôm nay được mổ.

ubuongtrung

Tiến sĩ Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa Phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức cho biết, những trường hợp như cháu C. ngày càng nhiều. Đáng nói, đa số bệnh nhi được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn nên ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.

Tiến sĩ Hoa cho hay, các bệnh tiết niệu sinh dục ở trẻ em khá nhiều, đặc biệt là u buồng trứng ở trẻ em gái. Tuy nhiên, thường không phát hiện ra bệnh vì không phát hiện ra triệu chứng bởi chúng rất âm thầm, mơ hồ. Chưa kể, với các triệu chứng này, gia đình rất dễ nhầm với rối loạn tiêu hóa vì thỉnh thoảng trẻ bị đau bụng nên cho uống men tiêu hóa.

Trong một bài viết trên BNews, theo các bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương, ubuồng trứng có hai dạng gồm dạng nang và dạng đặc. Đặc biệt có hai loại u buồng trứng phổ biến nhất là u nang thanh dịch buồng trứng, u quái buồng trứng. Các khối nang thanh dịch buồng trứng có thể hình thành từ rất sớm do trẻ bị ảnh hưởng từ hoóc-môn của người mẹ khi mang thai.

Tỷ lệ trẻ dưới một năm tuổi phát hiện nang thanh dịch buồng trứng không hề thấp. Hầu hết các trường hợp này đều không chỉ định phẫu thuật mà tiếp tục theo dõi. Đa phần, các khối u có thể teo đi theo thời gian.

Thống kê cho thấy, có tới 90% khối u được phát hiện ở trẻ là lành tính. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo, gia đình nên cảnh giác với căn bệnh này và tiến hành phẫu thuật khi đường kính khối u từ 5cm trở lên bởi nếu để muộn, rất dễ xảy ra tình trạng xoắn cuống khối u, vỡ khối u, chèn ép các cơ quan xung quanh và biến thành u ác tính… Trong trường hợp này, các bác sỹ buộc phải chỉ định cắt bỏ toàn bộ một bên buồng trứng.

Được biết, những bệnh này, ngoài việc khám lâm sàng còn phải siêu âm và kết hợp với các biện pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Sau đó có chỉ định can thiệp phẫu thuật tùy từng loại khối u”.

Ngày 18/5/2019 tới đây, Khoa Phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức sẽ phối hợp với chuyên gia của Pháp tổ chức siêu âm, khám miễn phí các bệnh về tiết niệu, sinh dục cho trẻ em.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII...

Công tác dân số năm 2024: Nhiều hoạt động tạo sự lan toả tốt tới cộng đồng, người dân

Sáng ngày 27/12/2024, tại Hà Nội, Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2024,...

Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 27/12, Cục Dân số tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham...

Tham vấn chính sách duy trì mức sinh thay thế tại Việt Nam

Ngày 11/12/2024 tại Hà Nội, Cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức hội...