![Thông điệp phát thanh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi và Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2024](https://t2.ex-cdn.com/cpts.vn/resize/300x193/files/news/2024/10/18/thong-diep-phat-thanh-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-va-ngay-quoc-te-nguoi-cao-tuoi-nam-2024-151600.jpg)
Bệnh tim mạch có nguy cơ tăng nhanh
Tim là một bộ phận cực kì quan trọng của cơ thể và cơ tim hoạt động liên tục suốt đời để cung cấp máu đi nuôi cơ thể. Trái tim phải vận hành rất nhiều để nuôi cơ thể. Đó là lý do khiến trái tim là bộ phận của cơ thể có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý.
Một số bệnh lý nguy hiểm mà tim mạch có thể mắc phải phổ biến là mạch vành, suy tim, hở van tim, phình động mạch chủ, nhiễm trùng tim, các bệnh lý tim bẩm sinh... Những bệnh lý về tim mạch rất nguy hiểm, dễ dẫn đến đột quỵ, đặc biệt đối với người cao tuổi, bệnh lý tim mạch kéo theo rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến chất lượng sống.
Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch xuất phát từ rất nhiều yếu tố như: hút thuốc, ít vận động, căng thẳng, thừa cân, tăng cholesterol máu... Đa phần các nguyên nhân này đều liên quan đến thói quen ăn uống hàng ngày của chúng ta. Vậy ăn gì để có một trái tim khỏe mạnh
Người cao tuổi nên ăn gì để có một trái tim khỏe mạnh?
Một chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, giàu đạm, giàu vitamin, hạn chế chất bột đường rất có lợi cho sức khỏe nói chung và hệ tim mạch nói riêng. Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú ý đến các thực phẩm chứa chất béo có lợi cho tim mạch bởi chất béo được đánh giá là một trong những yếu tố quyết định đến sức khỏe trái tim.
Có hai loại chất béo đó là chất béo có lợi và chất béo có hại. Chất béo có lợi là một dưỡng chất quan trọng để bảo vệ trái tim. Trong đó, hỗn hợp chất béo giàu Pufa và Mufa rất tốt cho tim mạch.
Pufa và Mufa có tác dụng tốt trên hệ tim mạch thông qua việc giảm huyết áp, cải thiện cấu trúc mạch vành và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Sử dụng hai dưỡng chất để phòng tránh và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch đặc biệt đối với người cao tuổi nhờ vào tính thích hợp, không ảnh hưởng đến thành phần lipid trong huyết tương.
Chất béo có hại bao gồm chất béo bão hòa và chất béo chuyển đổi. Các chất béo có hại này có thể làm tăng hàm lượng Cholesterol-LDL (xấu) và giảm Cholesterol-HDL (tốt), tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, acid linolenic và acid linoleic cũng là các chất béo có lợi cho tim mạch. Các loại chất béo này có nhiều trong dầu ô liu, dầu hạt cải, hạt lanh, cá, tảo biển...
Vì vậy, một chế độ ăn uống chứa nhiều chất béo có lợi và hạn chế tối đa các thức ăn chứa chất béo có hại sẽ là chìa khóa cho một trái tim khỏe mạnh.
Với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp cho bạn đọc có thể hiểu hơn về các thực phẩm thật sự tốt cho tim mạch. Hãy bảo vệ sức khỏe người cao tuổi bằng những thực đơn ăn uống lành mạnh và khoa học nhất.
Cùng chuyên mục
Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...
Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...
Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...
Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...