![Thông điệp phát thanh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi và Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2024](https://t2.ex-cdn.com/cpts.vn/resize/300x193/files/news/2024/10/18/thong-diep-phat-thanh-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-va-ngay-quoc-te-nguoi-cao-tuoi-nam-2024-151600.jpg)
1. Bớt màu xanh, tím
Nếu mẹ nhìn thấy trên làn da của em bé xuất hiện các vết bớt màu xanh hoặc màu tím, ở các vị trí như mông, cánh tay, chân… thì cũng đừng quá lo lắng. Vì các vết bớt này chỉ đơn thuần là sự tích tụ của các tế bào melanocyte ở lớp biểu bì của da và sẽ biến mất chỉ sau một thời gian mà không cần đến bất cứ loại thuốc men, hay kem bôi nào.
2. Hạt kê nhỏ li ti trên da
Những hạt kê này có biểu hiện là các hạt màu trắng đục nằm ở dưới da, hoặc tạo thành chấm trắng nổi lên trên các vùng da ở mũi, trán, hoặc gò má… Nguyên nhân xuất hiện những hạt kê này là do bã nhờn bị ứ đọng lại dưới da và hoàn toàn không nguy hiểm gì đến sức khỏe của trẻ, và sẽ tự biến mất sau vài tuần. Để tránh làm làn da của bé bị ửng đỏ, bố mẹ nên chú ý khi tắm rửa cho bé, nên dùng khăn bông mềm lau rửa nhẹ nhàng thay vì kỳ mạnh, hay cọ xát làm da của bé bị trầy xước.
3. Phát ban đỏ
Phát ban đỏ là tình trạng da bé xuất hiện những vết đốt nhỏ lấm chấm như muỗi đốt, có mủ vàng ở mỗi nốt, tập trung thành từng mảng. Cũng như hạt kê, hay bớt xanh tím, ban đỏ sẽ nhanh chóng lặn sau 7 – 10 ngày. Vì vậy, bố mẹ không nên vì quá sốt ruột mà tự ý cậy hay nặn các nốt ban đỏ này, sẽ khiến cho làn da nhạy cảm của em bé bị tổn thương.
4. Chàm sữa (lác sữa)
Hiện tượng chàm sữa thường xuất hiện phổ biến với những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, ở các vị trí như má, mặt, hoặc cũng có thể là tay chân, ngực… Chàm sữa lúc mới xuất hiện chỉ là những mẩn đỏ có kích thước nhỏ, sau đó là mụn nước, nếu bệnh chuyển nặng thì những vết mẩn đỏ này sẽ rịn nước, đóng mày và tróc vảy.
Để đối phó với vấn đề chàm sữa ở trẻ nhỏ, mẹ cần kết hợp việc giữ vệ sinh cho làn da của bé cũng như đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc uống, hoặc kem bôi cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
5. Mụn nhọt
Mụn nhọt cũng là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ. Để trị mụn nhọt, mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm ngọt, đồ ăn nóng và sinh nhiệt. Những ngày nắng nóng, hoặc khi giao mùa, mẹ nên chú ý cho bé mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi hiệu quả.
Mẹ nhớ cho bé ăn uống những loại thực phẩm có tính mát, uống nhiều nước đồng thời nên bổ sung rau xanh cùng các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C… vào bữa ăn thường ngày của trẻ nữa nhé.
6. Mảng vảy màu vàng, nâu trên đầu trẻ
Những mảng vảy màu vàng, nâu hoặc trắng xuất hiện trên da dầu, hay đôi khi là vùng chân mày của bé chính là biểu hiện của hiện tượng tăng tiết bã nhờn ở trẻ nhỏ, hiện tượng này rất phổ biến và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Mẹ có thể dùng dầu oliu thoa lên các vết này khoảng 30 phút trước khi gội đầu cho trẻ để các vết này bong ra, rồi dùng khăn mềm để lau đi.
7. Rôm sảy
Rôm sảy là hiện tượng thường xảy ra vào những ngày nắng nóng, khi mồ hôi bị ứ đọng lại, chứ không thể thoát ra ngoài để làm mát cơ thể như thông thường. Biểu hiện của rôm sảy có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường là những hạt lấm tấm màu hồng, hơi cứng và có thể có nước. Lưng, bả vai, ngực, tay chân là những vị trí thường nổi rôm nhiều nhất.
Rôm sảy thường làm bé ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, mẹ nên cho bé mặc quần áo có chất liệu bằng cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
8. Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Hăm tã là một trong các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây ra chứng hăm tã ở trẻ nhỏ do nhiều tác nhân nhưng phổ biến nhất là do nước tiểu của bé bị ứ động lại hoặc do các mẹ ít thay tã cho bé, để những vết bẩn và vi khuẩn trên bã tiếp xúc với da quá lâu, từ đó xuất hiện những dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để tình trạng này kéo dài và không chữa trị sẽ khiến cho lớp da trở nên căng bóng và có khả năng sinh ra mụn mủ.
Các mẹ nên để cho bé được "nude" mỗi ngày vài lần để giúp cho da được khô và thông thoáng.
Cách phòng ngừa như sau: Luôn giữ cho da bé sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã cho bé thường xuyên trong ngày. Vệ sinh và rửa sạch vùng da cho bé mỗi lần thay tã. Các mẹ khi quấn tã cho bé nên để tã lỏng một chút và sử dụng tã có lỗ thoáng khí, như vậy sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã của trẻ được lưu thông tốt hơn.
Khi có những dấu hiệu của bệnh kéo dài, và thực hiện những cách phòng ngừa trên mà vẫn không khỏi hay kèm theo những triệu chứng sốt, nổi nhiều mụn mủ, vùng hăm tã có khuynh hướng lan rộng, trẽ bị tiêu chảy thì các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
9. Chốc lở
Dấu hiệu của bệnh chốc lở rất dễ nhận biết đó là xuất hiện những nốt mụn đỏ, rồi vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày và đóng vảy. Thường xuất hiện trên da mặt, nhất là vùng quanh mũi và miệng. Bệnh rất dễ lây lan và nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn.
Cách phòng chống bệnh chốc lở cho bé: Các mẹ nên giữ cho da trẻ sạch sẽ nhằm tránh nhiễm trùng trên da bị bệnh. Nhẹ nhàng vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh của bé bằng xà phòng dưới vòi nước và sau đó băng lại. Cắt ngắn móng tay cho bé để tránh bé cào gãi do ngứa ngáy. Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên
Trên là những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà các mẹ nên lưu ý nhằm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Do da bé rất mềm mại và yếu ớt nên rất dễ bị dị ứng, cho nên bạn cần phải biết cách chăm sóc cho da bé thật kỹ càng và vệ sinh thường xuyên cho bé. Nếu những biểu hiện bệnh ngoài da ở trẻ lâu ngày không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc có dấu hiệu bất thường thì bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ để được điều trị một cách đúng đắn và hiệu quả.
Để chữa bệnh hiệu quả các mẹ thực hiện như sau:
- Vệ sinh da mặt, miệng cho bé thật sạch sẽ sau mỗi lần ăn hay bú sữa.
- Các mẹ cho bé ăn uống như bình thường nhưng cần hạn chế một số thực phẩm làm cho bệnh chàm của bé trở nặng như trứng, mỡ động vật, hải sản, nội tạng động vật...
- Cắt móng tay, móng chân cho bé nhắm tránh bé gãi nhiều làm tổn thương đến vùng da bị bệnh làm tăng nhiễm trùng da.
- Luôn giữ cho môi trường xung quanh bé thoáng mát, không khói thuốc, không nước hoa, không thú nuôi.
Cùng chuyên mục
Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...
Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...
Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...
Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...