![Thông điệp phát thanh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi và Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2024](https://t2.ex-cdn.com/cpts.vn/resize/300x193/files/news/2024/10/18/thong-diep-phat-thanh-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-va-ngay-quoc-te-nguoi-cao-tuoi-nam-2024-151600.jpg)
Ảnh hưởng tới phát triển chiều cao, tổn thương tim, béo phì… là những hậu quả đáng tiếc có thể đến với những đứa trẻ thường xuyên ngủ muộn.
Nhiều bậc cha mẹ ngày này có thói quen đi ngủ muộn, thức khuya nên con cái họ cũng phải thức theo. Điều này có thể ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe của trẻ, để lại hậu quả lớn.
Chúng ta đều biết về những tác dụng đặc biệt của việc đi ngủ sớm và dậy sớm đối với sức khỏe. Điều này không chỉ quan trọng ở người lớn, mà ở trẻ em còn đáng lưu ý hơn rất nhiều.
Trong trường hợp bình thường, trẻ phải đi ngủ trước 10 giờ tối, vì từ 10 giờ đến 1 giờ sáng là giai đoạn bài tiết cao của hormone tăng trưởng của trẻ, khoảng thời gian này để đảm bảo giấc ngủ sâu, thuận lợi hơn với sự phát triển chiều cao của trẻ. Vì vậy, nếu cha mẹ duy trì thói quen để trẻ đi ngủ muộn trong một thời gian dài sẽ vô cùng nguy hiểm.
Trẻ ngủ muộn có thể ảnh hưởng tới phát triển chiều cao
Thông thường, vào ban đêm, tuyến yên tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng. Hormon tăng trưởng càng được tiết ra nhiều, nó càng giúp cơ thể phát triển, đặc biệt là khung giờ quan trọng nhất từ 10 giờ đêm đến 1 giờ sáng và từ 5 giờ đến 7 giờ sáng.
Chỉ khi ở trong trạng thái ngủ, cơ thể bạn mới có thể tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng, vì vậy, lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ là hãy tập thói quen cho trẻ đi ngủ lúc 9 giờ vào buổi tối, để đảm bảo rằng 10 giờ là trẻ đã ngủ say và duy trì thói quen ngủ sớm trong suốt thời gian phát triển chiều cao của trẻ.
Trong giấc ngủ sâu, cơ thể sản xuất ra nhiều chất khác nhau, trong đó có protein cytokine, chủ yếu được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật.
Khi đảm bảo thời gian ngủ, để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, có thể thúc đẩy sửa chữa và tái tạo các hệ thống khác nhau trong cơ thể, khi thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến số lượng cytokine, làm giảm sức đề kháng của hệ miễn dịch và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn, đặc biệt là cảm lạnh.
Trẻ không ngủ đủ giấc trong một thời gian dài sẽ bị căng thẳng quá mức, mặc dù điều này bạn không dễ dàng để nhận biết một cách rõ ràng. Vì thiếu ngủ nên chúng sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối và nóng nảy.
Khi trẻ ngủ không đủ sẽ làm tăng ghrelin, gây ức chế leptin, do đó trẻ hễ ngủ không đủ giấc là có thể gây ra béo phì.
Ngoài ra, khi trẻ không nghỉ ngơi đủ, sẽ không có tinh thần để vận động, vui chơi, tập thể dục, điều này sẽ chỉ khiến cơ thể ngày càng trở nên không khỏe mạnh, ốm yếu, chậm lớn và bệnh tật.
Giáo sư Amanda Sarker của Đại học London từng tiến hành nghiên cứu đối với hơn 10.000 trẻ 7 tuổi, họ nhận thấy rằng các bé thường xuyên đi ngủ sau 9 giờ tối khá kém về môn đọc và tính toán. Vì thế họ cho rằng việc ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến khả năng phản ứng và năng lực nhận thức không gian, lâu ngày sẽ không có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ.
Giấc ngủ là quá trình phục hồi thể lực và các chức năng khác bên trong cơ thể, vì vậy ngủ đủ thì cơ mới khỏe mạnh. Những trẻ ngủ quá muộn sẽ dễ bị nhiễm bệnh, vi khuẩn, chất ô nhiễm từ môi trường do chức năng miễn dịch của cơ thể lâu ngày không được hồi phục.
Tính khí của những trẻ thường xuyên ngủ muộn và ngủ không đủ sẽ khá nóng nảy. Biểu hiện cụ thể là dễ tức giận gào khóc, cáu gắt, thích đánh người, thiếu kiên nhẫn, dễ bỏ cuộc… Rất không tốt cho sự phát triển của trẻ.
Nguồn Blogsuckhoe
Cùng chuyên mục
Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...
Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...
Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...
Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...