![Thông điệp phát thanh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi và Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2024](https://t2.ex-cdn.com/cpts.vn/resize/300x193/files/news/2024/10/18/thong-diep-phat-thanh-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-va-ngay-quoc-te-nguoi-cao-tuoi-nam-2024-151600.jpg)
Theo cố vấn cấp cao của UNICEF, France Bégin, để những trẻ sơ sinh phải chờ đợi quá lâu để có được sự tiếp xúc quan trọng đầu tiên với mẹ của chúng sau khi chào đời làm giảm cơ hội sống sót của trẻ, hạn chế nguồn cung sữa mẹ và giảm cơ hội nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nếu tất cả trẻ sơ sinh chỉ được cho bú mẹ hoàn toàn từ thời điểm trẻ chào đời cho đến sáu tháng tuổi, hơn 800 nghìn mạng sống sẽ được cứu mỗi năm.
Càng chậm chễ cho trẻ bú sữa mẹ, nguy cơ tử vong ở trẻ trong tháng đầu tiên càng tăng cao. Trì hoãn cho trẻ bú từ hai đến 23 giờ đầu tiên sau sinh có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ trong 28 ngày đầu tiên lên 40%. Nếu chậm chễ sau 24 giờ trở đi, nguy cơ này tăng lên tới 80%.
“Sữa mẹ là liều vắc-xin đầu tiên cho một đứa trẻ, là sự bảo vệ đầu tiên và tốt nhất mà chúng có được để chống lại ốm đau và bệnh tật. Với thực tế trẻ sơ sinh chiếm gần một nửa số ca tử vong ở trẻ dưới năm tuổi, việc cho trẻ bú sữa mẹ sớm sau khi chào đời có thể tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết”, bà France Bégin nói.
Các phân tích của UNICEF cho thấy, các sản phụ không nhận được sự hỗ trợ cần thiết để cho con bú ngay sau khi sinh, ngay cả khi có một bác sĩ hay y tá hỗ trợ họ vượt cạn.
Việc cho trẻ sơ sinh ăn những chất lỏng hoặc thức ăn khác không phải sữa mẹ cũng là một lý do khác khiến việc cho trẻ sớm được bú sữa mẹ bị trì hoãn.
Tại nhiều quốc gia, trẻ sơ sinh thường được cho uống sữa công thức, sữa bò hay nước đường trong ba ngày đầu sau khi sinh. Gần một nửa số trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng bằng những thức ăn này. Khi trẻ sơ sinh được nuôi bằng những thức ăn thay thế kém dinh dưỡng hơn sữa mẹ, chúng sẽ bú mẹ ít hơn, khiến các bà mẹ bắt đầu và duy trì nuôi con bằng sữa mẹ khó khăn hơn.
Trên toàn cầu, chỉ có 43% trẻ dưới sáu tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Những trẻ sơ sinh hoàn toàn không được nuôi bằng sữa mẹ sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn 14 lần so với những trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Tuy nhiên, bất cứ lượng sữa mẹ nào cũng có thể giúp giảm nguy cơ tử vong cho một đứa trẻ. Những trẻ hoàn toàn không được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ tử vong do các bệnh truyền nhiễm cao hơn bảy lần so với những trẻ được nuôi một phần bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời.
Theo báo Nhân dân diện tử
Cùng chuyên mục
Kết quả thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII...
Sáng ngày 27/12/2024, tại Hà Nội, Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2024,...
Ngày 27/12, Cục Dân số tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham...
Ngày 11/12/2024 tại Hà Nội, Cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức hội...