Trẻ bị sổ mũi – Bố mẹ cần biết những điều sau để đập tan lo lắng

Thứ Năm, 04/10/2018 09:33 AM (GMT+7)

Khi trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi liên tục và kéo dài dai dẳng khiến bố mẹ vô cùng lo lắng và và tìm mọi cách để chữa trị cho bé. Sổ mũi hay nghẹt mũi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém.

Khi trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi liên tục và kéo dài dai dẳng khiến bố mẹ vô cùng lo lắng và và tìm mọi cách để chữa trị cho bé. Sổ mũi hay nghẹt mũi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém. Để trẻ không bị sổ mũi, ngạt mũi liên tục kéo dài và lặp lại mẹ hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân vì sao trẻ bị sổ mũi?

– Do thay đổi thời tiết: Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ bị sổ mũi. Trẻ em sức đề kháng và hệ miễn dịch còn kém nên mỗi khi trời lạnh, mũi sẽ phản ứng lại với luồng không khí lạnh trước khi không khí lạnh đó xâm nhập vào phổi. Điều này làm kích thích sự giãn nở của các mạch máu bên trong mũi khiến dịch mũi tiết ra nhiều hơn, làm cho trẻ bị sổ mũi.

cach-cham-soc-tre-so-sinh-khi-lan-dau-lam-me

– Do bé bị viêm mũi: Tình trạng nước mũi chảy mà không đi kèm với sốt hoặc cảm.

– Trẻ bị sổ mũi do dị ứng: Trẻ tiếp xúc với nhiều tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa. Vì phản ứng lại với những thứ nguy hiểm nên dẫn đến bé bị sổ mũi.

– Do khóc nhiều: Trẻ khóc nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây sổ mũi bởi vì khi đó nước mắt sẽ chảy ra từ tuyến lệ rồi dẫn tới khoang mũi. Nước mắt cùng với chất dịch ở khoang mũi kết hợp với nhau làm cho trẻ bị chảy nước mũi.

– Do có dị vật trong mũi: Trong mũi bé nếu có vật lạ sẽ làm cho mũi chảy nước, hoặc có thể dẫn đến chảy máu.

– Do cảm lạnh, cảm cúm: Khi cảm, bé bị ho, sốt, hắt hơi và kèm theo sổ mũi

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sổ mũi?

Trị sổ mũi bằng nước muối: Vệ sinh mũi đúng cách tại nhà bằng nước muối sinh lý 0,9%: Để vệ sinh mũi đúng cách, các mẹ có thể thực hiện các bước sau:

– Nên sử dụng nước muối sinh lý mua tại hiệu thuốc, không nên tự pha để đảm bảo vệ sinh, nồng độ đúng 0,9%.

– Để bé nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra sau

cach-tri-so-mui-cho-be-khong-dung-thuoc-01-768x585

– Nhỏ nước muối sinh lý ấm (có thể sử dụng nước muối biển) vào từng bên mũi. Với trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 1 đến 2 giọt, trẻ lớn hơn có thể nhỏ 4 đến 5 giọt. Hoặc có thể sử dụng nước muối sinh lý dạng xịt– Để 30 giây cho nước thấm vào và làm loãng dịch trong hốc mũi.

Làm sạch hốc mũi:Nếu trẻ đã lớn có thể tự xì ra được, mẹ hướng dẫn bé xì từng bên mũi một bằng cách bịt mũi bên kia lại, tránh làm hai bên một lúc có thể khiến đờm quay ngược trở lại khiến bé khó chịu hơn. Với bé nhỏ chưa biết xì mũi, mẹ dùng bóng hút để hút mũi ra. Bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi, lấy tay bịt mũi bên kia rồi đột ngột thả bóng phình ra, đờm sẽ được hút vào bóng hút. Mẹ lưu ý không hút mũi bé trực tiếp bằng miệng mẹ vì có thể làm lây lan vi khuẩn từ mẹ sang. Sau khi hút mũi, mẹ nhớ vệ sinh bóng hút sạch sẽ, cất vào nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh để bụi bẩn, vi khuẩn bám vào. Mỗi ngày mẹ có thể rửa và hút mũi cho bé 4 lần hoặc nhiều hơn nếu bé có dấu hiệu nghẹt mũi và tiết dịch mũi nhiều hơn.

Vỗ nhẹ lưng bé:Mỗi khi trẻ bị sổ mũi, mẹ nên cho bé nằm sấp lên đầu gối hay đùi mẹ và nghiêng người về đằng trước khoảng 30 độ, sau đó mẹ nắm tay lại và vỗ nhẹ lên lưng bé. Làm như vậy có thể giúp bé dễ thở hơn rất nhiều.

Ngoài ra, để tránh việc bé khó chịu hơn vào ban đêm do mũi tăng xuất tiết và nằm đầu bằng khiến dịch mũi không thoát được xuống họng làm dịch ứ lại, mẹ nên cho bé nằm đầu cao hơn một chút, có thể kê thêm một gối mỏng. Mẹ chú ý cho phần đầu, vai và lưng bé tạo một độ dốc so với thân mình, tránh việc chỉ kê cho đầu cao sẽ khiến bé mỏi cổ và lưng

Cách trị sổ mũi, ngạt mũi bằng thuốc nam, thuốc dân gian hiệu quả cho bé

Trị sổ mũi bằng mật ong + chanh, quất:Hấp mật ong cùng với chanh hoặc quất, cho bé uống khoảng 2 thìa cà phê vào mỗi sáng và tối. Cho trẻ uống tầm 4 lần sẽ giảm sổ mũi hiệu quả. Lưu ý, mỗi lần chỉ nên hấp khoảng chừng 15-20 phút.

Gừng trị sổ mũi cho bé:Nguyên liệu gồm 50g gừng già, 20g muối hạt, 1 lít nước. Cách làm khá đơn giản, gừng gọt vỏ rồi sửa sạch, sau đó giã nhỏ, nấu với 1 lít nước cùng với muối hạt. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa, đun trong khoảng 5 phút sẽ có tinh dầu dùng cho trẻ. Dùng gừng đã đun với muối này để ngâm chân cho trẻ trước khi đi ngủ, làm trong khoảng 3 ngày sẽ giúp trẻ giảm sổ mũi.

Trị sổ mũi bằng dầu tràm:Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, nhất là trẻ nhỏ, khi sử dụng dầu tràm, trước hết mẹ cần đổ một ít vào 2 lòng bàn tay rồi mới thoa đều khắp 2 gan chân, ngực, lưng và sau gáy cho bé

Trị sổ mũi cho bé bằng tỏi:Nướng khoảng 2-3 nhánh tỏi nguyên vỏ trên giấy bạc trong khoảng 15 giây. Sau đó chờ đến khi hết nóng thì bóc vỏ và nghiền nát tỏi rồi để trong chén nhỏ, cho khoảng 1-2 thìa cà phê nước vào, ngoáy cho tỏi ra hết nước.

Siro trị sổ mũi cho bé:Một số loại siro trên thị trường hiện nay có tác dụng chữa sổ mũi cho trẻ nhỏ, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách dùng đúng với độ tuổi của trẻ.

Một số sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sổ mũi

Rửa mũi quá thường xuyên:Mũi trẻ nhỏ cũng như người lớn, cũng có cơ chế tự làm sạch, tuy nhiên nhiều ông bố bà mẹ nghĩ rằng càng rửa nhiều thì càng tốt thì suy nghĩ này là sai lầm. Bởi vì việc rửa mũi quá nhiều sẽ làm mất đi hết chất nhầy trong mũi, hơn nữa chất này lại có tác dụng tạo độ ẩm và ngăn bụi bẩn. Nếu chất này bị mất đi thì mũi trẻ dễ bị khô, nhiễm khuẩn và gây tổn thương niêm mạc mũi.

Hút mũi cho trẻ bằng miệng:Một số bố mẹ lại xử lý bằng cách đưa miệng để hút mũi cho bé. Cách này vô tình đưa mầm bệnh từ bố mẹ truyền sang cho bé nên vô cùng bất cập.

Lạm dụng thuốc nhỏ mũi:Nếu biết cách sử dụng thuốc nhỏ mũi là tốt, tuy nhiên bố mẹ tự điều trị cho con mà không theo chỉ định của bác sĩ cũng như khi chưa tìm ra nguồn gốc của bệnh là hoàn toàn sai lầm.

Cách phòng tránh để trẻ không bị sổ mũi, ngạt mũi

– Vệ sinh tai mũi họng thường xuyên cho trẻ.

– Tránh cho trẻ bị cảm sổ mũi, không cho trẻ ăn những đồ ăn lạnh hay đồ uống lạnh.

– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, hóa chất và nhớ đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi đi ngoài đường hoặc trời lạnh.

– Đối với trẻ luôn phải được giữa ấm, chú ý nhất vùng ngực và cổ lòng bàn chân mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc lạnh.

– Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc, phấn hoa hay lông động vật… bởi chúng có thể làm kích thích niêm mạc mũi tăng tiết xuất và làm cho trẻ bị sổ mũi

– Nếu thường xuyên bị thiếu ngủ, hệ miễn dịch của bé có thể trở nên chậm chạp và uể oải, khó chiến thắng được vi khuẩn. Thực tế cho thấy 1/3 trẻ em hiện nay không được ngủ đủ thời gian cần thiết. Bé sơ sinh cần được ngủ khoảng 18 giờ/ngày, bé tuổi mẫu giáo từ 12 – 14 tiếng/ngày và bé tiểu học khoảng 11 tiếng/ngày.

– Rửa tay thường xuyên cho trẻ bời có 80% các loại bệnh nhiễm trùng lây qua tiếp xúc. Vì vậy, phụ huynh nên tạo cho bé thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.

– Khi một thành viên trong nhà bị bệnh, cần tăng cường giữ gìn vệ sinh để những thành viên khác không bị lây nhiễm. Việc này là một thử thách với các thành viên trong gia đình vì virus có thể sống được đến 2 giờ đồng hồ trên những vật dụng như ly, chén, khăn, bàn, điều khiển ti vi… Do đó, việc lau, rửa sạch đồ dùng ở những khu vực tiếp xúc thường xuyên với người bệnh rất quan trọng. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên hướng dẫn bé cách xì mũi, che miệng khi ho. Không dùng chung ly, chén bát, ly đánh răng… để tránh lây lan vi khuẩn.

– Đối với trẻ lớn trên 3 tuổi, nên khuyến khích cho bé luyện tập thể dục hàng ngày, hít thở sâu giúp đường hô hấp khỏe mạnh hơn.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...