![Thông điệp phát thanh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi và Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2024](https://t2.ex-cdn.com/cpts.vn/resize/300x193/files/news/2024/10/18/thong-diep-phat-thanh-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-va-ngay-quoc-te-nguoi-cao-tuoi-nam-2024-151600.jpg)
Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ?
Theo các ý kiến đánh giá của các chuyên gia thì ung thư cổ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ, thường là ở độ tuổi từ 40 - 60, nhưng chiếm tỷ lệ cao là ở độ tuổi 50 - 55.. Mầm mống gây nên bệnh ung thư cổ tử cung chính là vi rút HPV, vi rút này đã tồn tại trong cơ thể con người nhiều năm trước khi phát triển thành ung thư.
Vì sao lại mắc bệnh ung thư cổ tử cung
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất có yếu tố quyết định đó là do người bệnh bị nhiễm vi rút HPV. Loại vi rút này phát triển âm thầm trong cơ thể người phụ nữ từ nhiều năm trước sau đó mới phát triển thành ung thư.
Do sinh nhiều con: Theo thống kê thì số lượng người mắc ung thư cổ tử cung có tỉ lệ sinh con thứ ba cao gấp hai lần so với những người sinh ít con.
Do quan hệ tình dục sớm: Khi bạn quan hệ tình dục không an toàn cũng có nguy cơ bị nhiễm vi rút HPV. Chính vì vậy nếu quan hệ tình dục quá sớm hoặc quan hệ với nhiều người không chỉ mắc các bệnh truyền nhiễm mà còn có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa và phát triển cao thành ung thư cổ tử cung.
Do sinh con quá sớm: Xã hội hiện nay tình trạng kết hôn khá sớm, nhiều trường hợp dưới 18 tuổi đã kết hôn và sinh con. Lúc này bộ phận sinh dục phát triển chưa hoàn thiện cùng sự thiếu hiểu biết về kiến thức tình dục khiến cho giới trẻ mắc phải nhiều căn bệnh liên quan đến sinh dục và là tác nhân trở thành ung thư.
Do vệ sinh cá nhân kém, có tiểu sử viêm nhiễm đường sinh dục, yếu tố di truyền, người có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy yếu cũng là nguyên nhân khiến các cơ thể có nguy cơ nhiễm vi rút HPV gây nên ung thư cổ tử cung.
Người bị ung thư cổ tử cung thường có những biểu hiện như thế nào?
Giai đoạn đầu:
Thường ở giai đoạn này không có bất kỳ triệu chứng gì đặc biệt. Cách tốt nhất để phát hiện bản thân có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung hay không là thường xuyên đi khám bệnh định kỳ và làm các xét nghiệm tế bào tại cổ tử cung và âm đạo thì mới phát hiện ra bệnh.
Giai đoạn muộn:
Ở giai đoạn này thì biểu hiện khá rõ: ra máu bất thường ở âm đạo sau những lần quan hệ, giữa hai kỳ kinh hay sau khi đại tiện quá sức.
Ra khí hư nhiều, khí hư lẫn máu, có mùi hôi, có máu kèm theo
Thường xuyên bị đau vùng bụng dưới, đau thắt lưng cột sống
Sút cân, suy thận, chán ăn, rò phân và nước tiểu qua đường âm đạo….
Biện pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung
Tiêm vắc xin phòng ngừa vi rút HPV: từ 9 - 26 tuổi nên thực hiện tiêm phòng để tránh nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.
Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp cơ thể có một sức khỏe tốt để lại nguy cơ gây bệnh. Đồng thời có chế độ nghỉ ngơi thư giãn hợp lý và khoa học. Hạn chế sử dụng các chất kích thích, các thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không nên quan hệ tình dục quá sớm, không quan hệ bừa bãi, thực hiện chế độ một vợ một chồng.
Khám phụ khoa định kỳ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không sinh nhiều con. không hút thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc.
Như vậy ung thư cổ tử cung không chừa một ai, ở những người cao tuổi thì khả năng mắc ung thư cổ tử cung ít, chủ yếu là trong độ tuổi 50 - 55. Hãy tự trang bị cho mình những kiến thức quan trọng để chủ động phòng ngừa bệnh thật tốt để bản thân không bị mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Cùng chuyên mục
Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...
Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...
Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...
Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...