Bơ
Bơ là một loại siêu thực phẩm, chứa nhiều chất béo không bão hòa, có lợi cho sự phát triển trí tuệ và giúp trẻ tăng cân nhanh. Bên cạnh đó, trong bơ cũng chứa rất nhiều beta carotene, folate, kali, vitamin B và lutein carotenoid.
Với bơ, bạn chỉ cần nghiền nhuyễn hoặc xay nhuyễn, không cần nấu chín. Khi trẻ được 9-10 tháng tuổi, bạn nên thái thành các miếng nhỏ để bé cầm tay ăn.
Chuối
Chuối luôn là trái cây tốt cho trẻ bắt đầu ăn dặm và rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Trong chuối có rất nhiều calo, giúp trẻ tăng cân nhanh. Nó còn chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và các vi khoáng như magie, kali, sắt, phospho, fluor, iốt.
Đối với loại trái cây này, bạn chỉ cần nghiền chuối hoặc xay nhuyễn là bé có thể ăn dễ dàng. Bạn cũng có thể kết hợp chuối với lê, táo, xoài… Khi trẻ đã được 9-10 tháng tuổi, bạn nên cắt thành các miếng nhỏ để bé tự cầm ăn.
Táo
Táo là một trong những thực phẩm hoàn hảo nhất dành cho trẻ sơ sinh bắt đầu ăn dặm. Nó không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn dễ tiêu, ít gây dị ứng cho bé. Trong táo có nhiều carbohydrat, vitamin C, kali và chất xơ. Vừa cung cấp năng lượng cho bé, vừa ngăn ngừa táo bón.
Với trẻ bắt đầu ăn dặm, bạn nên nghiền nhuyễn rồi nấu chín. Sau 8 tháng tuổi, bạn có thể không cần nấu chín chỉ cần dằm nhuyễn hoặc ép thành nước táo. Đến 9-10 tháng tuổi, bạn có thể cắt thành miếng nhỏ để làm thức ăn cầm tay.
Xoài
Xoài cũng là một trái cây thích hợp cho trẻ ăn dặm. Nó chứa đầy đủ calo, protein, chất béo, cacbohydrat, vitamin C, vitamin A, folate, B6, vitamin K và kali. Xoài cũng chứa nhiều chất chống xy hóa và một lượng nhỏ các vi khoáng khác.
Tuy nhiên, xoài có thể gây dị ứng vì vậy bạn nên cho trẻ sơ sinh ăn xoài muộn hơn những loại trái cây khác và cách vài ngày mới cho ăn để kiểm tra phản ứng.
Nên xay nhuyễn hoặc dằm nhuyễn xoài cho trẻ ăn vào giai đoạn đầu ăn dặm, sau 9-10 tháng tuổi có thể cắt thành các miếng nhỏ cho bé.
Đu đủ
Đu đủ là loại trái cây rất giàu beta caroten (tiền vitamin A), ngoài ra nó cũng chứa vitamin C, vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.
Bạn nên nghiền hoặc xay nhuyễn đu đủ khi cho trẻ bắt đầu làm quen với món này. Khi trẻ lớn hơn thì nên cắt thành miếng nhỏ vừa tay, chỉ nên cho trẻ ăn đu đủ chín vì nó mềm, dễ ăn hơn.
Lưu ý: Đu đủ có tính hàn vì vậy không ăn lúc lạnh; không ăn hằng ngày vì dễ bị vàng da.
Hồng xiêmHồng xiêm chứa rất nhiều đường, chất béo nên sẽ làm trẻ tăng cân nhanh chóng. Ngoài ra nó cũng khá mềm và nhiều chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Một số chất như: vitamin C, vitamin B và các chất khoáng như kali, canxi, phốt pho, magie cũng có trong hồng xiêm.
Bạn có thể xay nhuyễn hồng xiêm hoặc cắt thành các miếng nhỏ vừa đủ để bé cầm tay ăn.
Hồng xiêm nên được cho bé bắt đầu ăn từ tháng thứ 7.
Cùng chuyên mục
Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...
Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...
Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....
Sự xuất hiện của viên thuốc tránh thai đã giúp chị em phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong cuộc sống gia đình,...