![Thông điệp phát thanh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi và Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2024](https://t2.ex-cdn.com/cpts.vn/resize/300x193/files/news/2024/10/18/thong-diep-phat-thanh-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-va-ngay-quoc-te-nguoi-cao-tuoi-nam-2024-151600.jpg)
Nguyên nhân gây bệnh béo phì ở người cao tuổi
Béo phì ở người cao tuổi là tình trạng xuất hiện khi khả năng tiêu hóa năng lượng giảm và thời gian vận động ít đi. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh béo phì ở người cao tuổi:
- Do yếu tố di truyền: đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh béo phì ở người cao tuổi. Trong giai đình có những người sinh đôi, hoặc bố mẹ bị bệnh béo phì thì sẽ ảnh hưởng đến gen di truyền của con cái.
- Yếu tố tâm lý: Một số người bệnh dù ăn rất ít nhưng lại ăn nhiều về đêm, những người mất ngủ dẫn đến tình trạng rối loạn giữa lượng thức ăn đưa vào cơ thể và lượng năng lượng tiêu hao trong cơ thể gây ra tích tụ mỡ thừa và tăng cân không kiểm soát.
- Do độ tuổi: Ở độ tuổi trưởng thành, nguyên nhân gây bệnh béo phì ở người cao tuổi chủ yếu do tăng kích thước tế bào mỡ, việc giảm cân ở đối tượng này dễ dàng hơn, chỉ cần tuân thủ chặt chẽ lượng thức ăn đưa vào cơ thể kết hợp luyện tập thân thể và kết hợp sử dụng một số loại thuốc.
Khi bị béo phì, người cao tuổi thường có các triệu chứng điển hình như: thường xuyên đói bụng; tê chân tay; rối loạn cương dương, mệt mỏi. Bệnh béo phì nếu không được điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cách phòng tránh bệnh béo phì cho người cao tuổi
Để bệnh béo phì không gây biến chứng nguy hiểm, người cao tuổi cần có cách phòng tránh như sau:
- Hạn chế đưa năng lượng vào trong cơ thể: khi tuổi tác càng cao, năng lượng cần thiết giảm xuống, vì các bộ phận trong cơ thể bị teo lại, chức năng trao đổi giảm nên người cao tuổi nhận năng lượng yếu hơn. Nếu ngườ cao tuổi cung cấp 1 nguồn năng lượng đầy đủ như người trẻ thì có thể bị bệnh béo phì.
- Tăng cường bổ sung chất xơ: người cao tuổi nên ăn nhiều rau xanh, trai cây mỗi ngày. Táo bón là hiện tượng thường gặp khi hệ tiêu hóa, quá trình trao đổi chất chậm lại. Thực phẩm chức nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây, các loại đậu, các loại tảo… Không chỉ có tác dụng chống béo phì mà còn giúp phòng chống máu cao, xơ cứng động mạch, tiểu đường.
- Hạn chế đồ ăn có mỡ: Lượng mỡ trong máu của người có tuổi, người già tăng lên theo tuổi tác, tỉ lệ mắc bệnh tim mạch cũng tăng theo, vì thế lượng mỡ trong chế độ dinh dưỡng người cao tuổi nên giảm xuống. Vì vậy, người già không nên sử dụng các loại đồ ăn có chứa nhiều axit béo.
Ngoài ra, để giảm tình trạng béo phì thì nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao. Đi bộ và tập dưỡng sinh là những môn thể thao giúp người già nâng cao sức khỏe hiệu quả nhất.
Cùng chuyên mục
Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...
Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...
Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....
Sự xuất hiện của viên thuốc tránh thai đã giúp chị em phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong cuộc sống gia đình,...