Cái nhìn khác về ung thư cổ tử cung

Chủ Nhật, 27/10/2019 08:20 PM (GMT+7)

Những chia sẻ mới đây của TS. BS. Lê Văn Hiền, Tổng Thư ký Hội Sản Phụ Khoa TP.HCM tại buổi livestream "Phát hiện sớm nguy cơ UTCTC - Lựa chọn nhỏ, thay đổi lớn" cho thấy, ung thư cổ tử cung (UTCTC) là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh và chữa trị nếu phát hiện sớm.

Sớm phát hiện UTCTC giúp phụ nữ kéo dài được sự sống, thậm chí có thể trị khỏi bệnh, duy trì khả năng sinh sản. Các bác sĩ chuyên khoa đưa lời khuyên, phụ nữ muốn phòng ngừa và sớm phát hiện UTCTC cần nắm vững và thực hiện những điều sau:

tc

Tiêm vắc xin phòng bệnh

Tiêm vắc xin là hình thức phòng bệnh cơ bản và hiệu quả, giúp cơ thể chống lại các HPV gây ung thư, tiền ung thư và mụn cóc sinh dục phổ biến nhất.

Thực tế, tiêm phòng đã được chứng thực là một phương pháp an toàn và hầu như không gây tác dụng phụ nếu người dân làm đúng các quy trình và yêu cầu của bác sĩ. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin chỉ giúp phòng ngừa 2 loại HPV là 16 & 18, 70% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung chứ không đảm bảo phòng tránh 100% mắc UTCTC.

Khám phụ khoa và xét nghiệm để tầm soát bệnh

PGS. TS. Vũ Thị Nhung - Chủ tịch Hội Sản Phụ Khoa Tp. HCM cho biết cần thường xuyên thăm khám để kịp thời phát hiện việc nhiễm HPV là một phương pháp hiệu quả hàng đầu để phòng tránh và chữa trị UTCTC.

Hiện nay, có hai phương pháp xét nghiệm sàng lọc HPV là PAP và xét nghiệm HPV DNA. Trong đó, xét nghiệm HPV DNA đã được Bộ Y Tế Việt Nam và thế giới có khuyến cáo sử dụng, vì xét nghiệm này có độ nhạy cao, lên đến 92%, chuẩn xác hơn xét nghiệm PAP với độ nhạy dao động chỉ từ 51-75%.

Xét nghiệm sàng lọc là một phương pháp đơn giản, nhanh chóng và không gây đau đớn. Theo phác đồ tầm soát của chương trình sàng lọc quốc gia về UTCTC, phụ nữ từ 21 - 24 tuổi chỉ nên áp dụng xét nghiệm PAP, từ 25 - 29 tuổi, phụ nữ có thể lựa chọn giữa hai phương pháp, tuy nhiên HPV DNA được khuyến cáo có thể sử dụng riêng lẻ đầu tay thay cho PAP. Trên 29 tuổi, phụ nữ có thể kết hợp cả hai phương pháp, xét nghiệm HPV DNA đầu tay đề sàng lọc khả năng nhiễm HPV, nếu có kết quả dương tính, phụ nữ làm thêm các xét nghiệm khác như PAP, soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Các bác sĩ cũng cho biết, chế độ ăn uống cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và khả năng phòng bệnh UTCTC.

Nếu khoẻ mạnh, HPV có thể tự đào thải sau một năm ở trong cơ thể. Do đó, song song với việc thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh như ăn nhiều rau xanh, ít mỡ động vật, hạn chế bia rượu..v.v chị em nên tăng cường tập thể dục, vận động rèn luyện thân thể để giúp tăng sức đề kháng của cơ thể với HPV.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII...

Công tác dân số năm 2024: Nhiều hoạt động tạo sự lan toả tốt tới cộng đồng, người dân

Sáng ngày 27/12/2024, tại Hà Nội, Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2024,...

Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 27/12, Cục Dân số tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham...

Tham vấn chính sách duy trì mức sinh thay thế tại Việt Nam

Ngày 11/12/2024 tại Hà Nội, Cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức hội...