![Thông điệp phát thanh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi và Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2024](https://t2.ex-cdn.com/cpts.vn/resize/300x193/files/news/2024/10/18/thong-diep-phat-thanh-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-va-ngay-quoc-te-nguoi-cao-tuoi-nam-2024-151600.jpg)
Đây là điều mẹ cần lưu ý để có thể chuẩn bị cho trẻ những bữa ăn hợp lý nhất.
- Đường và muối: Trẻ ở tuổi tập đi chỉ nên tiêu thụ tối đa 1 gam muối mỗi ngày. Với hàm lượng này, mẹ không nên bỏ muối vào bất cứ món ăn nào nấu cho bé. Một số loại thức ăn của người lớn không thích hợp với trẻ nhỏ chỉ đơn giản vì chúng có hàm lượng muối hoặc đường cao hoặc chứa chất tạo màu và mùi nhân tạo.
-Số lượng thức ăn: Dạ dày của bé nhỏ, vì vậy bữa ăn của bé nên được chia thành nhiều lần trong ngày chứ không thể cố định 3 bữa như người lớn. Vì vậy ngoài các bữa chính mẹ nên xen kẽ các bữa phụ trong thực đơn của bé. Đồng thời không nên ép trẻ ăn quá nhiều khiến trẻ khó chịu và không có cảm giác ngon miệng.
- Nhu cầu năng lượng: Trẻ trong giai đoạn tập đi cần một chế độ ăn ít chất béo và chất xơ hơn người lớn. Nếu mẹ cung cấp quá nhiều chất xơ sẽ khiến trẻ không đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày cũng như sự phát triển của trẻ. Còn chế độ ăn quá nhiều chất béo lại khiến trẻ dễ bị thừa năng lượng dẫn tới béo phì. Trẻ cũng cần phải được uống sữa thường xuyên để được cung cấp các loại khoáng chất, vitamin,…
- Tinh bột
Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho các hoạt động hàng ngày của trẻ. Tinh bột có nhiều trong lúa, gạo, bột mì, các loại củ như khoai , sắn….Tinh bột nên được đảm bảo trong cả bữa chính và bữa phụ của trẻ.
- Chất đạm
Chất đạm có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch và sự phát triển não bộ ở trẻ. Vậy nên mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất này cho trẻ. Chất đạm có nhiều trong sữa, trứng, thịt bò, các loại hạt đậu,
- Chất béo
Mặc dù giữ vai trò quan trọng đối với phát triển cơ thể trẻ xong mẹ cần cho bé ăn với mức độ vừa phải. Chất béo có trong dầu ăn, lạc, thịt, cá,…
- Chất xơ
Chất xơ giúp trẻ tiêu hóa tốt, phòng ngừa tình trạng táo bón. Vì vậy mẹ nên chú ý cho bé ăn các loại trái cây, rau củ đều đặn mỗi ngày để đảm bảo bé được cung cấp lượng chất xơ cần thiết.
Trong giai đoạn này mẹ cũng cần chú trọng đến việc bổ sung canxi cho bé. Việc bổ sung canxi giúp xương bé cứng cáp hơn, đáp ứng tốt hơn quá trình tập đi của bé. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa, các chế phẩm từ sữa, hải sản, rau xanh như súp lơ, rau dền,….
Mẹ chú ý đa dạng các loại thực phẩm để trẻ vừa được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, vừa luôn có cảm giác ngon miệng. Mẹ cũng cần chú ý đến cách kết hợp các loại thực phẩm trong quá trình chế biến món ăn để hạn chế làm mất chất dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm.
Gợi ý cho mẹ về chế độ dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn tập điBé trong giai đoạn này rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thói quen của ba mẹ, đặc biệt là thói quen ăn uống. Vì vậy ba mẹ hãy là người làm gương để khuyến khích trẻ có thói quen dinh dưỡng lành mạnh về sau
Ví dụ như nhiều bậc ba mẹ không thích ăn cá và hệ quả là con của họ cũng không thích ăn cá theo, trong khi thực phẩm này rất cần thiết và tốt cho sự phát triển của trẻ. Trong trường hợp này, mẹ hãy làm gương và khuyến khích bé ăn cá 2 lần/tuần, trong đó có các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá thu… vì đây là nguồn thực phẩm giàu vitamin D và Omega 3, là những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ ở giai đoạn này.
Bé nên có 3 bữa chính và từ 2 đến 3 bữa phụ mỗi ngày. Thức ăn cho bé luôn phải đa dạng, gồm thịt nạc, cá, trứng sữa, rau củ quả, và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Bé cũng cần uống từ 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày, tốt nhất là nước lọc. Bên cạnh đó, mẹ hãy giúp bé được dùng thử nhiều loại thức ăn đa dạng khác nhau trong bữa chính và cả bữa phụ để giúp bé có một chế độ ăn uống lành mạnh ngay từ bây giờ.
- Nhiều loại trái cây khác nhau
- Các món chế biến từ rau
- Sữa chua (sữa chua tự nhiên trộn trái cây)
- Bánh quy kèm phô mai
- Cá hồi hấp và phô mai với bánh yến mạch
- Bánh khoai tây (khoai tây, trứng và một loại tự chọn như cá hồi hoặc thịt gà được trộn chung rồi nướng)
- Bánh gạo (không muối)
Cùng chuyên mục
Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...
Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...
Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....
Sự xuất hiện của viên thuốc tránh thai đã giúp chị em phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong cuộc sống gia đình,...