![Thông điệp phát thanh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi và Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2024](https://t2.ex-cdn.com/cpts.vn/resize/300x193/files/news/2024/10/18/thong-diep-phat-thanh-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-va-ngay-quoc-te-nguoi-cao-tuoi-nam-2024-151600.jpg)
Khi bị nhiệt miệng trẻ sẽ trở nên biếng ăn, lười ăn và quấy khóc. Bố mẹ cũng trở nên vất vả trong việc ăn uống và chăm sóc của trẻ hơn. Việc này rất ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhưng không phải phụ huynh nào cũng có thể phát hiện hay biết rõ vấn đề mà con trẻ đang gặp phải này.
Trẻ bị nhiệt miệng có nghĩa là như thế nào
Nhiệt miệng hay còn gọi là bệnh viêm loét miệng ở người. Bệnh nhiệt miệng không riêng gì ở trẻ nhỏ mà người lớn hoàn toàn có thể mắc bệnh với tỷ lệ dân số mắc lên tới 20%.
Khi bị nhiệt miệng, trẻ sẽ có những vết loét tại phần môi, lưỡi, niêm mạc ở má hay vòm họng. Các vết nhiệt miệng có thể xuất hiện một cách đơn lẻ hoặc có thể là tập trung thành từng cụm một xung quanh miệng.
Nếu như trẻ nhỏ bị nhiệt miệng thì mẹ có thể dễ dàng quan sát vết loét trong miệng trẻ. Thông thông các vết loét sẽ có hình tròn hoặc hình bầu dục với các kích thước khoảng 2-10 milimet. Ở phần trung tâm của vết nhiệt miệng thường có các màu vàng nhạt hay trắng xám, còn viền xung quanh màu đỏ tươi do tình trạng viêm gây nên.
Việc nhiệt miệng khiến cho trẻ nhỏ khó chịu và đau rát. Nhất là khi ăn uống và nói chuyện tẻ sẽ cảm thấy đau đớn. Vậy nên khi bị nhiệt miệng trẻ sẽ chảy nước miếng, bỏ bú, quấy khóc, bỏ ăn, khó ngủ… khiến bố mẹ cũng lo lắng theo mà mất ăn mất ngủ.
Nguyên nhân nhiệt miệng ở trẻ nhỏ là gìSau đây là các nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ được thống kê. Chúng thường gặp và gây ra phần đa các tình trạng nhiệt miệng hiện nay.
Thức ăn quá nóng cũng có thể khiến niêm mạc bị bỏng dẫn đến nhiệt miệng, lở loét. Do thức ăn có tính cứng làm trầy xước niêm mạc, thậm chí là do bàn chải đánh răng có lông quá cứng. Các tác động cơ học như tự cắn vào lưỡi hay niêm mạch miệng cũng có thể gây ra các tổn thương niêm mạc. Trẻ dễ bị nhiệt miệng do căng thẳng lo âu; thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết đó là vitamin B12, vitamin C, sắt hay các axit folic…Bệnh nhiệt miệng thường có các triệu chứng gì
Khi những vết loét xuất hiện ở trong miệng trẻ, bề mặt lưỡi hay trên nướu sẽ gây ra nhiều khó khăn. Khi ăn đồ ăn cay, mặn hay nóng thì sẽ khiến đau đớn ở vết loét, khiến trẻ không chịu ăn. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh như sau:
Có dấu hiệu sốt đột ngộtTrẻ lười ăn và không muốn ăn.Cảm thấy đau trong miệng.Nướu răng bị sưng và có thể gây chảy máu.Nướu răng bị sưng và có thể gây chảy máu.Trẻ bị nhiệt miệng thì cha mẹ nên làm gì?Thông thường những trẻ bị nhiệt miệng có nguyên nhân lành tính thì có thể tự khỏi trong khoảng 7 đến 10 ngày. Các phương pháp điều trị nhiệt miệng hiện nay thường là giảm đau và làm sao để vết miệng mau lành.
Khi cho trẻ ăn thì chỉ cho trẻ ăn những món nguội, mềm, dễ nuốt và giàu chất dinh dưỡng… như cháo, soup… Nói không với các món cay nóng.
Tích cực bổ sung vitamin cho trẻ đặc biệt là các vitamin nhóm A, vitamin C, vitamin B2… điều này nhằm tái tạo niêm mạc để mau chóng khỏi bệnh.
Mẹ nên dạy trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách và tạo thói quen súc miệng bằng nước muối loãng. Điều này sẽ khiến trẻ bớt đau miệng và chảy máu khi đánh răng lúc mà vết nhiệt miệng chưa lành.
Nên ăn nhiều rau quả và món giải nhiệt. Những rau củ thường xuyên có các vitamin, khoáng chất hay chất xơ có tác dụng rõ rệt trong việc phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ.
Cùng chuyên mục
Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...
Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...
Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....
Sự xuất hiện của viên thuốc tránh thai đã giúp chị em phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong cuộc sống gia đình,...