
Tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay đang đứng đầu trong danh sách các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa và có xu hướng gia tăng. Theo thống kê, ở nước ta khoảng 26% dân số mắc viêm loét dạ dày.
Viêm loét dạ dày tá tràng là vết loét phát triển bên trong lớp lót của hệ tiêu hóa. Hiện tượng này hình thành khi có sự kết hợp của axit dư thừa với thuốc, vi khuẩn và độc tố gây tổn thương niêm mạc dạ dày, hình thành các lỗ nhỏ trên mô lót dạ dày, bộ phận ruột non và các cơ quan khác.
Nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng
Dạ dày hoạt động bình thường là nhờ sự cân bằng giữa 2 yếu tố bảo vệ (chất nhầy, HCO3, hàng rào niêm mạc) và phá hủy niêm mạc (HCL, Pepsin trong dịch vị dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn). Dưới đây là những tác nhân trực tiếp gây mất cân bằng 2 yếu tố trên gây viêm loét dạ dày:
• Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây là nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến. Vi khuẩn HP đi vào cơ thể qua thực phẩm, lây truyền từ người sang người qua việc dùng chung dụng cụ sinh hoạt, ăn uống.
• Lạm dụng thuốc giảm đau nhóm NSAIDs: Thuốc xương khớp, thuốc hạ sốt... dẫn tới viêm hoặc làm kích thích lớp lót dạ dày, ruột non gây viêm loét dạ dày. Người bệnh nên hạn chế nguyên nhân này, tránh gặp phải tình trạng kháng kháng sinh.
• Sử dụng thực phẩm thiếu khoa học: Ăn đồ ăn cay nóng, chất béo, sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... là nguyên nhân khiến lớp nhầy trong dạ dày bị ăn mòn gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
• Stress: Nguyên nhân căng thẳng kéo dài thường xuyên này gây ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất axit trong dạ dày dẫn tới viêm loét.
Bệnh viêm loét dày có nguy hiểm không?
Tình trạng viêm loét dạ dày nếu không có biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:
• Thủng dạ dày: Hậu quả của bệnh viêm loét dạ dày này gây tổn thương các lớp cấu trúc dạ dày dẫn tới thủng dạ dày, bệnh nhân khi chảy máu nhiều sẽ dẫn đến mất máu và tử vong.
• Xuất huyết dạ dày: Bệnh viêm loét dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày khiến các mạch máu vỡ và gây xuất huyết. Trường hợp vết thương viêm loét sâu gây chảy máu nhiều gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
• Hẹp môn vị dạ dày: Hẹp môn vị khiến thức ăn tồn đọng trong dạ dày gây đau bụng, khó chịu, đau vùng thượng vị sau ăn. Bệnh tiến triển nặng khiến người bệnh nôn nhiều, cơ thể mất nước, chất điện giải, người gầy gò, da xanh và ốm yếu.
• Ung thư dạ dày: Các vết viêm loét dạ dày sẽ kích hoạt tế bào ác tính hoạt động và hình thành bệnh ung thư dạ dày. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất do bệnh gây tử vong nhanh chóng.
Chữa viêm loét dạ dày thế nào để khỏi bệnh bền vững?
Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp cùng nhóm thuốc ngăn tiết axit dạ dày để điều trị viêm loét dạ dày. Đi kèm là các giải pháp không dùng thuốc như ăn uống khoa học, kiêng rượu bia và chất cay nóng, tránh căng thẳng, thức khuya...
Cùng chuyên mục
Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...
Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...
Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....
Sự xuất hiện của viên thuốc tránh thai đã giúp chị em phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong cuộc sống gia đình,...