![Thông điệp phát thanh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi và Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2024](https://t2.ex-cdn.com/cpts.vn/resize/300x193/files/news/2024/10/18/thong-diep-phat-thanh-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-va-ngay-quoc-te-nguoi-cao-tuoi-nam-2024-151600.jpg)
Đi bộ
Đi bộ hay chạy bộ là hình thức tập luyện đơn giản vì có thể thực hiện ở bất cứ đâu và cách tập cũng rất đơn giản. Qua một thời gian, bạn sẽ nhận thấy sự chuyển biến tích cực trong độ dài sải chân, tư thế và dáng đi. Lúc mới tập, bạn có thể bắt đầu với quãng đường ngắn rồi dần dần tăng khoảng cách và cường độ tập luyện để cơ thể thích nghi.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi tập, bạn nên lựa chọn đi bộ hay chạy bộ trên bề mặt bằng phẳng, ít chướng ngại vật như trên nền cỏ hay trong công viên. Những bề mặt gồ ghề hay quá dốc sẽ dễ làm bạn mất sức và có thể gây ra tai nạn không mong muốn trong lúc tập.
Bạn cần mang theo đủ nước uống để cơ thể không bị mất nước sau khi tập. Nhằm đảm bảo an toàn, bạn cũng nên đi cùng người thân để hỗ trợ trong tình huống khẩn cấp.
Tập yoga
Yoga là một lựa chọn tốt để người bệnh học cách cân bằng tâm lý, rèn luyện sự dẻo dai.
Những bài tập yoga giúp tập trung duy trì nhịp thở đều đặn, để người bệnh giảm bớt sự xáo trộn tinh thần, tăng sự lạc quan và giải tỏa căng thẳng cho cơ bắp. Các động tác uốn vặn sẽ tạo nên lực ép đa chiều, giúp phục hồi và nâng cao sức bền của cơ bắp, từ đó giúp giảm run. Một số động tác yoga có tác động cải thiện tình trạng run chân tay.
Yoga sẽ phát huy tác dụng tốt nhất nếu tập luyện vào lúc sáng sớm để đánh thức các giác quan hay tối muộn giúp người bệnh ngủ sâu hơn.
Lúc mới bắt đầu, bạn nên tập dưới sự hướng dẫn của huấn luận viên để học cách thở và tư thế đúng.
Khiêu vũ
Nghiên cứu của Trường Y Khoa Albert Einstein ở New York (Mỹ) đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine đã cho thấy khiêu vũ có tác dụng tăng cường sự dẻo dai và uyển chuyển cho người bệnh run chân tay.
Những điệu nhảy với tính linh hoạt cao sẽ khiến cơ bắp phải co duỗi, xoay vặn vận động liên tục. Sự phối hợp của toàn bộ cơ thể theo từng động tác sẽ giúp người bệnh dần dần cải thiện khả năng giữ thăng bằng và sự linh hoạt cho cả tay và chân.
Âm nhạc trong khiêu vũ còn giúp người bệnh cảm thấy phấn chấn, vui vẻ hơn nhờ điều hòa lượng hormone endorphin, serotonin và dopamin trong não, từ đó giúp giảm run tay chân và giảm nguy cơ trầm cảm cho người bệnh
Các động tác khiêu vũ vừa giúp chân tay hoạt động liên tục vừa giúp trí não thư thái cùng âm nhạc, giúp bạn quên đi nỗi lo do chứng run chân tay gây ra.
Tập tạ nhẹ nhàng
Những bài tập tạ nhẹ nhàng đơn giản tại nhà sẽ giúp bạn giảm chứng run tay chân hiệu quả dần dần theo thời gian. Các động tác nâng tạ có tác dụng chống lại kháng lực của cơ bắp do sự cứng cơ gây ra.
Ngoài ra khi tập tạ, lượng osteocalcin mà xương sản xuất ra có thể tăng lên tới 19%. Osteocalcin chính là một loại protein giữ nhiệm vụ gắn canxi vào xương, giúp phòng ngừa và làm giảm nguy cơ loãng xương.
Tuy nhiên, người bệnh không nên tập quá gắng sức, bởi nếu chịu áp lực quá cao tay chân có thể sẽ run nhiều hơn.
Cùng chuyên mục
Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...
Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...
Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....
Sự xuất hiện của viên thuốc tránh thai đã giúp chị em phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong cuộc sống gia đình,...