Ung thư vú hiếm gặp ở nam giới. Ước tính vào năm 2019, có 2.670 trường hợp ung thư vú nam. Phần lớn các khối u vú ở bệnh nhân nam thể hiện thụ thể hormon và người bệnh thường được chẩn đoán ở độ tuổi lớn hơn với giai đoạn bệnh tiến triển hơn.
Liệu pháp nội tiết làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các khối u nhạy cảm với hormon bằng cách ngăn chặn khả năng sản xuất hormon của cơ thể hoặc bằng cách can thiệp vào tác động của hormon lên các tế bào ung thư vú.
Thuốc có khả năng gây tổn hại cho tế bào ảnh hưởng tới thai nhi, nên nam giới trong độ tuổi sinh sản cùng với bạn tình của họ cần sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong khi điều trị bằng ibrance và trong 3 tháng sau liều cuối cùng.
Các tác dụng phụ phổ biến nhất bệnh nhân dùng ibrance gặp phải là nhiễm trùng, giảm bạch cầu, mệt mỏi, buồn nôn, viêm miệng, thiếu máu, rụng tóc, tiêu chảy và giảm tiểu cầu... Ngoài ra, một số tác dụng phụ phổ biến khác là phát ban, nôn mửa, chán ăn, suy nhược và sốt.
Khuyến cáo đưa ra là, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên theo dõi công thức máu của bệnh nhân, kiểm tra trước và trong quá trình điều trị.
Cùng chuyên mục
Kết quả thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII...
Sáng ngày 27/12/2024, tại Hà Nội, Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2024,...
Ngày 27/12, Cục Dân số tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham...
Ngày 11/12/2024 tại Hà Nội, Cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức hội...