![Thông điệp phát thanh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi và Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2024](https://t2.ex-cdn.com/cpts.vn/resize/300x193/files/news/2024/10/18/thong-diep-phat-thanh-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-va-ngay-quoc-te-nguoi-cao-tuoi-nam-2024-151600.jpg)
Trước khi răng nhú, bạn sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng, có thể kèm theo sốt nhẹ, do đó bé hay quấy khóc và lười ăn. Vì vậy bạn nên chăm sóc vỗ về bé. Nếu bé sốt trên 38,5oC, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn.
Vì mọc răng sữa, bé sẽ phải trải qua các quá trình sưng nướu, tách nướu để nhú răng lên nên bé rất đau. Để rút ngắn thời gian này, bạn nên bổ sung canxi để giúp bé có mầm răng chắc khỏe, tách nướu răng dễ dàng, lên răng nhanh chóng, rút ngắn thời gian gây đau đớn ở nướu răng.
Về thức ăn, bạn nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu như:Bột, cháo loãng, phô mai, sữa chua, lòng đỏ trứng, tôm, cua, cá, rau dền cơm, rau ngót và nhiều loại trái cây tươi, đặc biệt sữa (vì sữa cung cấp nhiều canxi tốt cho sự phát triển xương, răng).
Bé cũng có thể đi tiêu phân lỏng, 3 – 4 lần/ngày, trong vòng khoảng 3-5 ngày. Nếu lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, vẫn cho trẻ ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi nhiều lần cần cho trẻ đến bác sĩ khám.
Bé có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm ngón tay, cắn các vật rắn, rất dễ gây tổn thương và nguy hiểm hơn nếu lỡ nuốt vào. Để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn cho trẻ loại đồ chơi bằng chất liệu mềm, có hình tròn.
Nguồn: blogsuckhoe
Cùng chuyên mục
Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...
Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...
Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....
Sự xuất hiện của viên thuốc tránh thai đã giúp chị em phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong cuộc sống gia đình,...