![Thông điệp phát thanh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi và Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2024](https://t2.ex-cdn.com/cpts.vn/resize/300x193/files/news/2024/10/18/thong-diep-phat-thanh-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-va-ngay-quoc-te-nguoi-cao-tuoi-nam-2024-151600.jpg)
Bé yêu đang lớn, việc đi đại tiện đều đặn là một dấu hiệu tốt chứng tỏ bé đang khá ổn định vì chất cặn bã thường xuyên được loại bỏ ra ngoài. Thế nhưng việc đi đại tiện sẽ bị ảnh hưởng nếu như bé yêu bị táo bón hay tiêu chảy.
Các loại táo bón của trẻ
Với những trẻ táo bón trong vài ngày hay vài tuần được xem là táo bón cấp tính. Còn những loại táo bón trong nhiều tháng là táo bón mãn tính.
Khi trẻ bị táo bón lâu ngày, bố mẹ nhất định phải kiên nhẫn để điều trị cho con. Hậu môn của bé có thể bị nứt, đi tiêu ra máu và thậm chí bé có xu hướng nhịn đi vệ sinh để không bị đau.
Trẻ bị táo bón lâu ngày có thể là do bệnh phình đại tràng bẩm sinh hay nhu động ruột tại đại tràng kém. Khi này sẽ làm phân ứ đọng lâu ngày và làm đại tràng bị giãn lớn hơn. Việc khối lượng phân ngày càng khô cứng và bịt chặt ngay tại lỗ hậu khiến bé yêu không thể đi đại tiện được.
Nếu như trẻ bị táo bón kéo dài trên 3 tháng thì bắt buộc mẹ phải đưa tới chuyên khoa để điều trị. Khi này việc điều trị sẽ phức tạp, thậm chí là phẫu thuật mở ổ bụng để hoàn thành việc chữa bệnh. Nếu táo bón kéo dài có thể gây tâm lý sợ ăn uống mà suy nhược cơ thể trẻ.
Bé bị táo bón thì uống thuốc gì
Hầu hết khi đi tới các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ kê đơn cho mẹ để giúp trẻ có thể đi ngoài bình thường. Đây là các loại thuốc làm mềm phân không gây đau đớn để bé có thể đi đại tiểu dễ dàng hơn, không bị són phân ra quần… Thông thường thuốc sẽ phải sử dụng trong khoảng 3-6 tháng.
Một số loại thuốc là thuốc bổ sung chất xơ, thuốc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng thẩm thấu hay thuốc nhuận tràng kích thích…
Cách trị táo bón theo phương thức dân gian
Bên cạnh các thuốc tây y mà bác sĩ kê, mẹ có thể kết hợp một số loại thực phẩm nhuận tràng giúp bé yêu mau hồi phục đó là:
Trái cây: các loại nước ép như xoài, nho, mận, mâm xôi, táo…
Các loại hạt: Hạnh điều, hạt lanh, hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ…
Các loại rau củ: Giá đỗ, bắp cải, súp lơ xanh, rau dền đỏ, bí ngô, củ cải, cải thảo, rau mồng tơi…
Các sai lầm mẹ nên biết
Nếu như trẻ mới bị táo bón khoảng 2-3 ngày thì mẹ không nên vội dùng ống thụt, bé có thể mất phản xạ và phụ thuộc vào thuốc. Những chất có trong thuốc sẽ gây hại đến sức khỏe của bé nếu như không sử dụng đúng cách.
Những loại thuốc mẹ dùng cho bé đều phải có chỉ định từ bác sĩ, nhất là các men tiêu hóa. Nếu như tự ý cho uống có thể làm bé mất cân bằng hệ tiêu hóa và phụ thuộc vào men mà không để cơ thể sản sinh.
Nếu không thấy trẻ đi vệ sinh mẹ có thể nhắc nhở để tránh việc ham vui mà làm phân lưu trữ trong bụng.
Khi điều trị trẻ bị táo bón thì mẹ cần kiên nhẫn kết hợp thuốc và các loại thức ăn phù hợp để bé cảm thấy thoải mái nhất.
Cùng chuyên mục
Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...
Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...
Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....
Sự xuất hiện của viên thuốc tránh thai đã giúp chị em phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong cuộc sống gia đình,...