![Thông điệp phát thanh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi và Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2024](https://t2.ex-cdn.com/cpts.vn/resize/300x193/files/news/2024/10/18/thong-diep-phat-thanh-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-va-ngay-quoc-te-nguoi-cao-tuoi-nam-2024-151600.jpg)
Việc ngủ cùng bé khi còn nhỏ hay mới sinh là điều hết sức bình thường mà các bậc làm cha làm mẹ đều thực hiện. Thực tế cho thấy bé sẽ cảm thấy an toàn hơn cũng như cảm nhận rõ ràng về tình cảm ấm áp khi được ngủ cùng cha mẹ.
Tuy nhiên, khi bé bắt đầu lớn hơn thì việc cho bé ra ngủ riêng được phụ huynh bắt đầu nghĩ đến. Đây là một công việc không hề đơn giản nhất là đối với những bé đã “bẹn hơi”. Làm sao để con trẻ có thể chuyển sang cũi hoặc phòng riêng một cách nhẹ nhàng khiến bé không bị bất ngờ là câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ đặt ra?
Hãy chắc chắn rằng bé vẫn nhận đủ tình cảm yêu thương
Khi bạn chuyển trẻ vào một chiếc cũi, chắc chắn ít nhiều bé sẽ cảm nhận sự thiếu hụt gì đó như sự an toàn chẳng hạn. Vì vây, bạn có thể bù đắp sự thiếu hụt này bằng cách để cạnh bé một chú gấu bông hay một chiếc chăn mà bé thích hay để cạnh trẻ một thứ gì đó khiến bé không có cảm giác sợ hãi khi ở trong đó cả lúc chơi và lúc ngủ.
Hãy đặt chiếc cũi trong phòng của bạn trong một thời gian
Khi bạn muốn đưa bé vào nôi hay cũi, hãy bắt đầu bằng việc đặt chúng ở trong phòng ngủ của bạn thay vì trong phòng riêng của bé. Cách làm này vừa giúp phụ huynh không phải choàng tỉnh giấc và chạy thật nhanh sang phòng bé khi bé khóc vừa giúp bé quen dần với việc ở trong cũi nhưng vẫn ở rất gần với cha mẹ. Sau một thời gian khi bé đã quen với chiếc cũi đó với việc không còn quấy khóc hoặc tỉnh giấc bất chợt thì bạn có thể chuyển chiếc cũi đó sang hẳn phòng bé.
Trang trí chiếc nôi, cũi hay phòng của bé thoải mái nhất có thể
Để bé thấy thoải mái nhất khi ở trong cũi, bạn nên chọn những chiếc nệm không quá mềm hoặc quá sần. Ngoài ra, việc để quá nhiều đồ chơi xung quanh chỗ bé nằm cũng khiến bé khó cựa quậy khi chơi hoặc ngủ. Cuối cùng là bạn nên nhớ duy trì nhiệt độ phòng bé hoặc chiếc cũi ở mức độ thật thích hợp để bé không bị lãnh quá hay nóng quá.
Hãy kiên nhẫn với bé
Sẽ có những bé có thể dễ dàng chuyển ngay sang cũi hoặc phòng riêng nhưng cũng sẽ có những bé phải mất nhiều thời gian hơn một chút. Để thành công các bậc phụ huynh cần hết sức kiên nhẫn với bé. Việc bạn phải đôi ba lần tỉnh giấc để chạy sang xem bé thế nào ban đầu có thể khiến bạn mệt mỏi, không ngủ đủ giấc nhưng hãy từ từ với bé đừng nóng vội khi bạn chỉ cách đích có một chút nữa thôi nhé!
Điều quan trọng là cả bạn và em bé của bạn cảm thấy thoải mái với việc ra ngủ riêng này. Hãy chuẩn bị tâm lý có phần trống trải và thấp thỏm lo cho bé khi bé không ở sát bên cạnh bạn nhé.
Cùng chuyên mục
Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...
Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...
Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....
Sự xuất hiện của viên thuốc tránh thai đã giúp chị em phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong cuộc sống gia đình,...