![Thông điệp phát thanh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi và Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2024](https://t2.ex-cdn.com/cpts.vn/resize/300x193/files/news/2024/10/18/thong-diep-phat-thanh-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-va-ngay-quoc-te-nguoi-cao-tuoi-nam-2024-151600.jpg)
Một số nhiễm khuẩn có thể xuất hiện ở rốn trẻ sơ sinh
Việc vệ sinh, chăm sóc rốn trẻ sau sinh không cẩn thận là nguyên nhân chính khiến cho các loại vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây tổn thương. Theo các bác sĩ nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh thường do tụ cầu vàng hoặc trự khuẩn gram đường ruột gây ra. Song cũng có một số trường hợp do uốn ván bởi trước đó mẹ không tiêm phòng hay do việc chăm sóc rốn không tốt.
Khi rốn trẻ bị nhiễm khuẩn thường có dấu hiệu điển hình như; rốn đỏ, chảy mủ hôi, có quầng đỏ xung quanh, có thể gây chảy máu rốn… Ở trường hợp trẻ có biểu hiện: sốt cao, bỏ bú, toàn thân mệt mỏi, suy sụp kéo dài.
Một số nhiễm khuẩn rốn điển hình ở trẻ sơ sinh như:
- Viêm mạch máu rốn: mạch máu rốn gồm 2 động mạch, 1 tính mạch. Sau khi chào đời, các mạch máu xẹp lại, xơ hóa, quá trình này diễn ra từ 6 – 8 tuần sau sinh, có trường hợp từ 9 – 11 tuần. Nếu chăm sóc không tốt vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch máu này gây viêm nhiễm. Triệu chứng điển hình là phía dưới rốn bị phù nề, tấy đỏ, vuốt thành bụng theo chiều từ xương mu lên rốn thấy mủ chảy ra, bé quấy khóc, biếng ăn, mệt mỏi … Viêm tĩnh mạch rốn rất nguy hiểm, vì vi khuẩn dễ lan ra các cơ quan xung quanh như gan, mật, dẫn tới nhiễm trùng huyết.
- Uốn ván rốn: đây là bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong với các triệu chứng như: sốt, bỏ bú, co giật, co cứng toàn thân…
- U hạt rốn: Mặc dù cuống rốn đã rụng nhưng vùng chân rốn vẫn bị rỉ dịch vàng kéo dài, bé không có dấu hiệu sốt, hoặc sưng, nóng đỏ vùng rốn. Bệnh thường gặp ở bé rụng rốn trễ, thường quá 6-8 ngày sau sanh. Điều này tạo điều kiện u hạt phát triển với biểu hiện u hạt rỉ dịch vàng nhạt vùng rốn, mủ đục hôi nếu có bội nhiễm.
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách
Khi còn trong bụng mẹ, dây rốn sẽ dài từ 20 – 26cm, đây là nơi trung chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé giúp bé phát triển toàn diện. Còn khi chào đời, dây rốn sẽ teo lại và bị cắt bỏ. Dây rốn sẽ khô và rụng hẳn sau 7 – 21 ngày.
Song khi bé chào đời, cuống rốn của bé giống như một vết thương hở cần được chăm sóc, vệ sinh đúng cách để tránh vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, thậm chí là tử vong. Để đảm bảo an toàn cho trẻ mẹ cần nắm được cách vệ sinh cuống rốn cho trẻ như sau:
- Trước khi vệ sinh, mẹ cần rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn, dùng cồn 90 độ sát trùng tay thêm lần nữa.
- Tiếp đó, mẹ tháo băng cuống rốn cũ, cần để ý các dấu hiệu hiệu lạ quanh cuống rốn. Nếu thấy chay máu nhiều hoặc có mùi lạ thì cần liên hệ bác sĩ ngay.
- Mẹ dùng tăm bông ngâm với nước sôi và đội bông nguội thì nhẹ nhàng lau quanh rốn cho trẻ, thay tăm bông rồi vệ sinh từ chân rốn, thân rốn đến bề mặt cuống rốn.
- Sau đó, vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng cồn, dùng tăm bông thấm cồn 70 độ nhẹ nhàng sát trùng quanh cuống rốn trẻ.
- Đợi rốn trẻ khô hoàn toàn, mẹ có thể băng rốn lại với một chiếc gạc mỏng. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết phải thực hiện, nhưng nó có thể khiến mẹ thấy an tâm hơn.
Cùng chuyên mục
Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...
Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...
Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....
Sự xuất hiện của viên thuốc tránh thai đã giúp chị em phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong cuộc sống gia đình,...