
Chị Phạm Thị Vang, 29 tuổi, Thái Bình được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu khi đang mang thai ở tuần thứ 33.
Ngày 1/6, chị vào điều trị tại Khoa Điều trị hóa chất, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trong tình trạng thiếu máu, tiểu cầu thấp, rối loạn đông máu, xuất huyết nhiều nơi, đe dọa tính mạng của 2 mẹ con.
Để kéo dài thời gian em bé được ở trong bụng mẹ, các bác sĩ đã luôn theo sát từng dấu hiệu sức khỏe của bệnh nhân và phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Trung ương theo dõi thai sản. Trong 18 ngày nằm viện, chị đã được truyền 9 đơn vị khối hồng cầu, 29 đơn vị tiểu cầu các loại (nhóm O).
Sang tuần thứ 35, các bác sĩ tiên lượng không thể trì hoãn hơn nữa, chị Vang được chuyển sang mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương với sự phối hợp của các y bác sĩ 2 bệnh viện.
Chị Vang ngắm An Nhiên qua điện thoại, có thêm nghị lực chữa bệnh. Ảnh: Công Thắng.
Do tình trạng thiếu máu và có khả năng xuất huyết nặng, chỉ một ngày sau khi mổ đẻ, bệnh nhân lại được chuyển về Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Lúc này, vết mổ vẫn còn rỉ máu, chị Vang tiếp tục được truyền thêm 6 đơn vị khối hồng cầu và 20 đơn vị tiểu cầu. Như vậy, gần một tháng qua, chị được truyền hơn 60 đơn vị chế phẩm máu.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Nhật, Phó trưởng khoa Điều trị hóa chất, bác sĩ điều trị trực tiếp cho chị Vang cho biết, nhờ được truyền máu và tiểu cầu kịp thời, liên tục nên chị Vang mới duy trì ổn định, sau đó mổ lấy thai thành công. Bệnh nhân được chuyển sang giai đoạn điều trị bệnh máu tích cực.
Chị Vang đã vượt qua thời điểm khó khăn và đang điều trị ung thư máu, em bé được đặt tên là An Nhiên đã về nhà để ông bà chăm sóc.
Cùng chuyên mục
Ngày 17/02/2025, Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Công văn số 13421-CV/VPTW về việc sơ kết thực hiện...
Ngày 19/02, Cục Dân số có buổi tiếp và làm việc với đại diện công ty Espoir, Nhật Bản về việc phát triển...
Việt Nam còn khoảng 15 năm để bước vào giai đoạn dân số già. Theo các chuyên gia, già hóa dân số mang đến cả cơ...