![Thông điệp phát thanh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi và Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2024](https://t2.ex-cdn.com/cpts.vn/resize/300x193/files/news/2024/10/18/thong-diep-phat-thanh-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-va-ngay-quoc-te-nguoi-cao-tuoi-nam-2024-151600.jpg)
Đau thắt lưng (hay đau lưng dưới) là thuật ngữ dùng trong y khoa để chỉ những cơn đau ở phần phía dưới của cột sống. Cột sống được tạo thành từ các đốt của xương sống, đĩa đệm giữa các đốt sống, tủy sống (chứa các dây thần kinh), cơ và dây chằng. Cơ ở vùng lưng và bụng giúp nâng đỡ cột sống.
Cơn đau ở vùng thắt lưng có khi chỉ diễn ra ở vùng lưng dưới hoặc có thể lan lên hoặc xuống đến chân. Nhìn chung đau thắt lưng, ngoại trừ các bệnh lý nghiêm trọng, thường liên quan nhiều đến tư thế và sức chịu lực của cơ lưng, cơ bụng.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau thắt lưng khi mang thai. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến có thẻ kể đến:
Mẹ bầu bị thừa cân
Mẹ bầu thừa cân có nguy cơ bị đau lưng nhiều hơn thai phụ có cân nặng chuẩn. Nguyên nhân là cột sống của mẹ bầu không chỉ phải chịu sự tác động từ sức nặng của toàn bộ cơ thể mà còn chịu tác động từ sức nặng của thai nhi đang dần lớn lên từng ngày. Điều này gây áp lực lên cột sống, nhất là cột sống vùng thắt lưng, làm gia tăng các cơn đau thắt lưng.
Tình trạng căng thẳng
Việc rơi vào tình trạng căng thẳng trong thời gian mang thai cũng có thể là một trong những yếu tố khiến mẹ bầu bị đau thắt lưng.
Sự thay đổi trong thai kỳ
Việc thai nhi phát triển lớn dần theo thời gian cũng làm cho dây chằng của cột sống (vùng thắt lưng) bị kéo căng ra. Do sự thay đổi này mà cơ lưng, các khớp và dây chằng liền kề phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến cơn đau thắt lưng xảy ra.
Sự tác động của hormone relaxin
Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ giải phóng hormone relaxin. Đây là hormone có tác dụng làm cho cổ tử cung và các cơ ở vùng xương chậu thư giãn để quá trình chuyển dạ, sinh con diễn ra suôn sẻ. Việc dây chằng và các khớp thư giãn dưới tác động của relaxin làm nảy sinh cơn đau thắt lưng ở mẹ bầu.
Các cơ vùng bụng và hông bị kéo căng
Tình trạng các cơ vùng bụng và hông bị kéo căng khi bụng bầu không ngừng lớn lên cũng là nguyên nhân góp phần làm cho mẹ bầu bị đau thắt lưng khi mang thai.
Cơ bụng yếu
Như bạn đã biết cơ lưng hỗ trợ cột sống của chúng ta. Việc cơ bụng yếu sẽ làm cho cột sống phải chịu thêm áp lực, do đó cơ lưng phải hoạt động nhiều hơn để giữ cột sống được thẳng. Khi bụng của mẹ bầu ngày càng lớn, cơ bụng trở nên yếu hơn, gây thêm căng thẳng cho các cơ, khớp và dây chằng ở lưng dẫn đến đau thắt lưng.
Sự thu hẹp của cột sống thắt lưng
Việc cột sống thắt lưng bị uốn cong khi bụng của mẹ bầu phát triển ngày càng to khiến ống thần kinh bị thu hẹp. Điều này làm cho dây thần kinh đi qua cột sống thắt lưng có thể bị chèn ép gây ra những cơn đau thắt lưng.
Sự thay đổi trọng tâm của cơ thể mẹ bầu
Khi thai nhi lớn lên, trọng tâm của cơ thể mẹ bầu sẽ dịch chuyển về phía trước. Tình trạng này có thể làm cho mẹ bầu dễ dàng bị té ngã. Để ngăn ngừa nguy cơ té ngã và giúp giữ cân bằng, cột sống và các bộ phận khác của cơ thể sẽ có cơ chế cố gắng tự điều chỉnh. Sự thay đổi này của cơ thể gây thêm áp lực lên lưng và các khu vực khác, từ đó dẫn đến đau thắt lưng.
Tư thế xấu
Việc mẹ bầu đứng hay ngồi trong một thời gian dài hoặc nằm không đúng cách cũng có thể khiến vùng thắt lưng bị đau.
Mang đa thai
Phụ nữ mang đa thai thường bị đau lưng và đau thắt lưng nhiều hơn so với phụ nữ mang đơn thai, đặc biệt là ở những người có cơ bụng yếu.
Cùng chuyên mục
Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...
Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...
Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....
Sự xuất hiện của viên thuốc tránh thai đã giúp chị em phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong cuộc sống gia đình,...