
Dậy thì muộn nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân đầu tiên của dậy thì muộn ở trẻ mà bạn cần nghĩ tới đó là do gene di truyền từ những người thân trong gia đình có quan hệ ruột thịt: bố mẹ, cô dì chú, anh em, chị em,.... Với trường hợp xuất phát từ các nguyên nhân này thì không cần biện pháp can thiệp bởi trẻ sẽ có những phát triển về sau. Các bác sĩ chuyên khoa cũng nói rằng nguyên nhân này không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển chung của cơ thể cũng như khả năng sinh sản.
Ngoài ra, dậy thì muộn cũng có thể xảy ra khi tuyến yên hoặc tuyến giáp. Khi xuất phát từ nguyên nhân này các tuyến sản xuất hormon quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể thường gặp vấn đề.
Trẻ mắc một số bệnh mạn tính cũng có nguy cơ dậy thì muộn. Các bệnh lý như: đái tháo đường, bệnh thận, hoặc hen suyễn có thể là nguyên nhân khiến bé dậy thì muộn hơn so với lứa tuổi. Những bệnh này có thể làm chậm quá trình phát triển của cơ thể khiến trẻ không thể có các phát triển tương xứng với độ tuổi.
Ảnh hưởng do dậy thì muộn như thế nào?
Tuỳ thuộc vào những nguyên nhân gây ra dậy thì muộn mà mức độ ảnh hưởng của nó ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên, chắc chắn kho trẻ dậy thì muộn sẽ có những ảnh hưởng đến tâm, sinh lý.
Một điều dễ nhận thấy ở ccác bé gái khi dậy thì muộn đó là sự xấu hổ với bạn bè đồng lứa và nó cũng tác động đến tâm lý của cha mẹ khi lo lắng về khả năng sinh sản sau này. Tuy nhiên, nhìn chung, dậy thì muộn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn gái khi trưởng thành quá nhiều. Sau khi dậy thì dù sớm hay muộn các bạn gái sẽ vẫn có khả năng sinh sản bình thường.
Với bạn nam, quá trình dậy thì muộn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất. Cụ thể, khi dậy thì muộn hệ thống nội tiết không kích hoạt theo đúng độ tuổi khiến sự phát triển của cơ quan sinh dục nam nhỏ, tinh hoàn teo - ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh có thể dẫn đến vô sinh nam. Khi bị dậy thì muộn, trẻ thường có tâm lý tách ra khỏi tập thể, các rối loạn tâm lý xuất hiện vì vậy nếu không có sự quan tâm, động viên của cha mẹ và gia đình rất có thể trẻ trở nên trầm cảm, không giao tiếp.
Do đó, ngay khi thấy có các dấu hiệu của dậy thì muộn, các bậc phụ huynh không nên e ngại, trốn tránh mà cần đưa các bé đi thăm khám càng sớm càng tốt. Lúc này, các em nên giữ tâm lý bình tĩnh và đón nhận chuyện này một cách tự nhiên cũng như đồng hành với trẻ. Hiện nay các giải pháp y khoa sẽ giúp các em vượt qua tình trạng dậy thì muộn rất hiệu quả để phát triển kịp theo lứa tuổi, đảm bảo đời sống tâm sinh lý bình thường như bao đứa trẻ khác.
Cùng chuyên mục
Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...
Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...
Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....
Sự xuất hiện của viên thuốc tránh thai đã giúp chị em phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong cuộc sống gia đình,...