Mọi người đều được khuyến khích tập thể dục để tăng cường sức khỏe bởi những lợi ích mà chúng đem lại.
Đối với người bị tiểu đường, tập thể dục cũng có tác dụng điều hòa đường huyết nhưng không phải mọi bài tập đều phù hợp với họ. Một số bài tập thậm chí làm trầm trọng hóa căn bệnh.
Theo ông Ketut Suastika, Chủ tịch Hiệp hội Nội tiết Indonesia, bệnh nhân tiểu đường nên tránh các bài tập nặng như nâng tạ, nhảy dây và chống đẩy. Lý do bởi, những bài tập này gây mất cân bằng oxy trong cơ thể, đẩy cao đường huyết và phức tạp hóa tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Ông Suastika lấy ví dụ, việc nâng tạ sẽ khiến gười bị bệnh võng mạc do tiểu đường tập nâng tạ có thể tăng nguy cơ mù lòa".
Ông Suastika cho rằng, để đảm bảo sức khỏe, bệnh nhân tiểu đường nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc đi bộ nhanh, mỗi ngày tập 30 phút.
"Tối thiểu mỗi tuần bạn nên tập thể dục 150 phút. Nếu tập 30 phút mỗi ngày, bạn có thể nghỉ ngơi hai ngày cuối tuần. Đây là phương pháp hiệu quả để kiểm soát tiểu đường", ông nói.
Cùng chuyên mục
Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...
Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...
Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....
Sự xuất hiện của viên thuốc tránh thai đã giúp chị em phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong cuộc sống gia đình,...