TS. Sơn thông tin, tại Việt Nam, 10- 20 năm trở lại đây, tỷ lệ thừa cân béo phì tăng gấp ba lần. Trước kia, béo phì hay gặp ở nữ giới thì giờ tỷ lệ này cũng đang tăng ở nam giới và đặc biệt tăng nhanh ở lứa tuổi trẻ em.
Một nghiên cứu mới nhất ở trường tư thục cho thấy, tỷ lệ học sinh béo phì lên tới 30%. Đây là một trong nhiều nguyên nhân gây ra sự bùng nổ bệnh mãn tính không lây như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, phổi và hen tắc nghẽn mãn tính... trong 10-20 năm nữa, nếu chúng ta không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ ngay từ hôm nay.
Đặc biệt, theo một số chuyên gia tâm lý, ảnh hưởng tâm lý của trẻ thừa cân, béo phì cũng rất lớn, gây nhiều hệ lụy.
Nhiều bậc phụ huynh có con mắc thừa cân, béo phì phản ánh, khi đến trường trẻ hay bị tự ti do bạn bè trêu ghẹo, chế giễu, dẫn đến chán chường, không muốn đi học. Nếu kéo dài sẽ khiến trẻ thụ động, thiếu linh hoạt và cô đơn vì không có bạn, nặng hơn có thể là trầm cảm.
Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho rằng, nguyên nhân chính là do các bậc phụ huynh đang tạo thói quen xấu bằng cách cho trẻ sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, lạm dụng đồ uống có ga, ăn nhiều đồ ngọt.
TS. Sơn khuyến cáo, các gia đình nên trẻ ăn phong phú các loại thức ăn để trẻ đủ dinh dưỡng và các vi chất cần thiết. Nếu kéo dài việc ăn một, vài loại thức ăn cố định sẽ khiến trẻ thiếu vi chất. Thiếu vi chất làm chậm lại quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng khiến trẻ béo hơn.
Cùng chuyên mục
Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...
Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...
Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....
Sự xuất hiện của viên thuốc tránh thai đã giúp chị em phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong cuộc sống gia đình,...