![Thông điệp phát thanh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi và Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2024](https://t2.ex-cdn.com/cpts.vn/resize/300x193/files/news/2024/10/18/thong-diep-phat-thanh-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-va-ngay-quoc-te-nguoi-cao-tuoi-nam-2024-151600.jpg)
Để giúp các bạn biết chính xác những vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ không phải ai cũng biết, mời các bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Lượng sữa không đều
Sữa quá ít hay sữa quá nhiều chắc hẳn là điều mà các chị em thường gặp nhất. Tuy nhiên, theo khuyến cáo: bé bú càng nhiều thì cơ thể bạn sẽ sản sinh ra càng nhiều sữa. Do đó, nếu bạn có quá ít sữa, chứng tỏ bé chưa bú đúng cách.
Bên cạnh đó, sữa quá nhiều là hiện tượng rất bình thường ở những ngày đầu do cơ thể bạn phải sản sinh ra thật nhiều sữa để đáp ứng lượng sữa dồi dào cho mỗi cữ bú của bé. Sau đó, lượng sữa được sản sinh sẽ dần ổn định và tự điều chỉnh trở lại khi thói quen bú của bé hình thành.
Thói quen bú sữa mẹ của bé
Bé chỉ bú một bên vú
Đôi khi một số bé có sở thích chỉ thích bú một bên vú, điều này không gây hại gì cho bé, nhưng bạn nên tập bé bú cả hai bên để cân bằng lượng sữa sản sinh ở 2 bên bầu vú. Nếu bé thích bú ở tư thế nào đó, bạn hãy cho bé bú cả 2 bên vú theo đúng tư thế này thay vì quay ngược bé lại để cho bú bên kia. Bạn sẽ thấy thoải mái hơn nếu đặt một cái gối bên dưới tay bạn của bạn.
Bỏ bú mẹ
Thông thường, khi bé bỏ bú mẹ thì đó là dấu hiệu cho thấy có gì đó không ổn. Có thể bé bị đau răng hay có thể bé khó thở do bị cảm lạnh. Hoặc do chất lượng sữa mẹ đã thay đổi , trong trường hợp này bạn nên tới gặp bác sĩ để tư vấn cụ thể nhất.
Sưng, nứt hay chảy máu đầu vú
Sưng, nứt hay chảy máu đầu vú là dấu hiệu chung cho thấy em bé ngậm vú không đúng cách hoặc bé bú ở tư thế sai, hay bạn sử dụng bơm hút sữa chưa đúng cách. Bạn nên hỏi nữ hộ sinh hoặc nhân viên ý tế, hay các bà mẹ có kinh nghiệm khác để khác phục tình trạng cho bé bú sai như vậy.
Căng tức vú
Hai hoặc ba ngày sau khi sinh con, vú của bạn sẽ bị căng tức và nổi cục với đầu vú xẹp. Sưng tấy có thể lan tới nách của bạn và có thể bạn bị sốt nhẹ. Điều này xảy ra là do bạn đã “xuống sữa”. Điều này làm bạn hơi khó chịu, nhưng không gây hại gì và thường thì sẽ qua rất nhanh.
Để làm dịu triệu chứng này, bạn hãy dùng tay hoặc bơm hút một ít sữa ra trước khi cho bé bú. Bạn có thể tắm nước nóng hay lau bằng khăn ấm để giảm đau và thư giãn giữa các cữ bú.
Tắc sữa
Có 2 dạng bị tắc sữa:
Nếu vú của bạn bị sưng tấy, bạn cần báo cho y tá hay bác sĩ biết ngay để điều trị và ngăn ngừa chứng viêm vú phát triển.
Cùng lúc đó bạn hãy: Cho bé bú thường xuyên hơn để giảm lượng sữa ứ thừa bên trong vú. Hãy đảm bảo bé ngậm vú đúng cách. Bạn cũng nên dùng bơm hút sữa hút hết lượng sữa ứ thừa ra sau khi bé đã bú đủ, mát-xa bầu vú nhẹ nhàng, lau bằng khăn ấm.
Cùng chuyên mục
Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...
Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...
Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....
Sự xuất hiện của viên thuốc tránh thai đã giúp chị em phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong cuộc sống gia đình,...