Siêu âm có hại cho thai nhi không?

Thứ Ba, 11/09/2018 09:01 AM (GMT+7)

Siêu âm là việc đặc biệt cần làm với bà bầu để nắm bắt được sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nhiều bà bầu không yên tâm về sức khỏe của con nên thường tiến hành siêu âm với mật độ dày trong 9 tháng mang thai. Câu hỏi đặt ra là siêu âm có hại cho thai nhi không?

Khi nào bà bầu cần siêu âm?

Siêu âm là phương pháp sử dụng đầu dò của máy quét siêu âm để ghi lại hình ảnh của thai nhi trong bụng mẹ. Việc siêu âm tạo điều kiện cho mẹ được nắm bắt các thông tin, sức khỏe của thai nhi. Đồng thời cũng giúp các bác sĩ phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh nếu có của thai nhi để xử lý kịp thời.

Thông thường, khi phát hiện có thai, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm tối đa 1 tháng/lần trong những buổi khám định kỳ hàng tháng. Với những người cư ngụ ở vùng miền núi thì có thể khám ít nhất 3 lần trong 9 tháng mang thai.

1451209189-sieuamthai2

Bà bầu cần chú ý đến các mốc siêu âm sau:

- Siêu âm từ 12 – 14 tuần tuổi: thời điểm này, các bác sĩ sẽ dự đoán được ngày sinh của bé. Đặc biệt, đây là giai đoạn có thể kiểm tra được các đột biến nhiễm sắc thể ở thai như hội chứng down, dị dạng, thoát vị cơ hoành. Bên cạnh đó cũng có thể phát hiện được đơn hai hoặc đa thai.

- Siêu âm từ 21 – 24 tuần: lúc này siêu âm có thể phát hiện được cac sbooj phận như hộp sọ, cột sống, tim, phổi, thận, các chi. Giai đoạn này mẹ bắt đầu cảm nhận được hoạt động của thai nhi. Giai đoạn này cũng giúp phát hiện các bất thường như hở hàm ếch, dị dạng các cơ quan nội tạng.

- Siêu âm từ 30 – 32 tuần: thời điểm này các bác sĩ có thể phát hiện các bệnh lý về tim mạch, cấu trúc não bộ. Đồng thời có thể kiểm tra tình trạng nước ối, dây rốn, nhau thai để chuẩn đoán sức khỏe thai nhi…

Siêu âm có hại cho thai nhi không?

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có thông tin chính xác về tác hại của sóng siêu âm đối với sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến nghị bà bầu không nên lạm dụng khám thai quá nhiều lần. Vì ngoài việc tốn kém không cần thiết, còn có những nghiên cứu lâm sàn nhận định sóng siêu âm có ảnh hưởng ít nhiều đến các vùng nhạy cảm như mắt, tai và tuyến sinh dục.

Đối với việc khám thai thì bà bầu có thể tiến hành siêu âm theo các hình thức siêu âm như: siêu âm thai 2D, 3D, 4D. Cụ thể:

- Siêu âm 2D là siêu âm 2 chiều, với hình ảnh trắng đen, để đo độ dài và kích thước, đường cắt của bào thai so với hình thể bình thường.

photo-0-1476260746978

- Siêu âm thai 3D là siêu âm 3 chiều, cho ra hình ảnh màu đúng với kích thước thật của thai nhi. Ưu điểm của siêu âm 3D là dễ dàng phát hiện dị tật bẩm sinh của thai nhi, nhược điểm là độ chính xác không bằng siêu âm 2D.

- Siêu âm thai 4D thực chất ra vẫn là siêu âm 3D với hình ảnh động. Ưu điểm là thấy được hình ảnh thật đang cử động của bé, nhược điểm là quá trình lưu file quá lâu, các tia bức xạ nhiều có thể gây hại cho mẹ và con.

Việc siêu âm định kỳ mỗi tháng 1 lần giúp: xác định tuổi thai nhi; xác định tình trạng sức khỏe của thai nhi; phát hiện các bất thường ở thai nhi. Việc khám thai, siêu âm như thế nào cho hợp lý nhất bà bầu nên xin tư vấn từ bác sĩ.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....

Một số trường hợp không nên sử dụng thuốc tránh thai

Sự xuất hiện của viên thuốc tránh thai đã giúp chị em phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong cuộc sống gia đình,...