Thời tiết trở lạnh người cao tuổi cần phòng tránh bệnh hen suyễn như thế nào

Thứ Năm, 24/01/2019 12:31 PM (GMT+7)

Hen suyễn là bệnh rất dễ gặp ở trẻ nhỏ hoặc người già. Cũng có trường hợp người còn trẻ cũng bị, nhưng chỉ kéo dài trong một thời gian rồi khỏi nhưng khi về già thì bệnh sẽ phát tác và sống cùng đến suốt đời. Cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh hen suyễn ở người cao tuổi qua bài viết này nhé!

Empty

1/ Nguyên nhân của bệnh hen suyễn ở người cao tuổi

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh hen suyễn ở người cao tuổi. Hơn thế đối với người cao tuổi có nguyên nhân rất phức tạp. Một trong những nguyên nhân phổ biến ở hầu hết mọi người là do cơ địa bị dị ứng khi gặp kháng nguyên lạ.

Những vi rút này sẽ xâm nhập vào cơ thể và ngay lập tức cơ thể sẽ có những biểu hiện dị ứng ngay. Khi dị ứng sẽ làm cho phế quản bị co thắt, khó thở và sẽ xuất hiện hen suyễn.

Hen suyễn xuất hiện là do phản ứng xảy ra giữa kháng nguyên lạ và kháng thể có sẵn trong máu làm xuất hiện cơn hen cấp tính. Đối với những người cao tuổi, bởi đặc điểm sinh lý đã dần dần thay đổi, mọi chức năng của cơ thể đã bắt đầu bị suy giảm. Trong đó chức năng sản sinh kháng thể sẽ suy giảm rõ rệt.

Chính vì vậy người cao tuổi dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, dễ bị kích ứng với tác nhân lạ như bụi bẩn, khói thuốc, khói bếp. Bên cạnh đó một số thực phẩm cũng gây nên cơn hen suyễn ở người cao tuổi hoặc sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

2/ Cách phòng tránh bệnh hen suyễn ở người cao tuổi

Vệ sinh tay thường xuyên

Một trong những cách phòng bệnh đó là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước. Cách này sẽ giúp tránh lây lan cảm cúm và các loại virut.  Người bị hen suyễn cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi.

Empty

Thường xuyên sử dụng xà phòng để rửa tay, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Cần giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để bảo vệ sức khỏe và nâng cao thể trạng. Đây được coi là một trong những phương pháp đơn giản nhất để phòng bệnh hen suyễn.

Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài

Bệnh hen suyễn rất dễ bị tái phát vào mùa đông bởi vì khi hít thở sẽ hít phải không khí lạnh. Vì vậy mà cần đeo khẩu trang, khăn len che mũi miệng khi ra ngoài trời lạnh. Các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo nên làm nóng người trước khi ra khỏi nhà và tuyệt đối không thở bằng miệng, nhất là khi ra ngoài trời lạnh.

Tập thể dục trong nhà

Nếu có thói quen tập thể dục thì những người bị bệnh nên tập thể dục trong nhà vào mùa lạnh. Tốt nhất là duy trì đi bộ 30 phút/ngày trong nhà kín gió và ấm. Không nên thường xuyên ra ngoài đường trong thời tiết lạnh, có thể sử dụng những môn thể thao khác tập trong nhà như dưỡng sinh, khí công, yoga, thái cực quyền.

Ăn uống đủ chất và tránh mất nước

Người cao tuổi bị hen suyễn nên chọn các món ăn theo chế độ dinh dưỡng cho người hen suyễn. Tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng và làm khởi phát cơn hen. Mỗi ngày nên uống 6-8 ly nước ấm, đặc biệt là người lớn tuổi cần uống nhiều lần trong ngày. Hạn chế sử dụng cà phê hay rượu vì dễ làm mất nước cơ thể.

Chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn những lưu ý cần phải chú ý khi trời trở lạnh đối với người cao tuổi bị hen suyễn. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về căn bệnh này và có cách phòng bệnh tốt hơn cho bản thân và gia đình.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII...

Công tác dân số năm 2024: Nhiều hoạt động tạo sự lan toả tốt tới cộng đồng, người dân

Sáng ngày 27/12/2024, tại Hà Nội, Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2024,...

Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 27/12, Cục Dân số tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham...

Tham vấn chính sách duy trì mức sinh thay thế tại Việt Nam

Ngày 11/12/2024 tại Hà Nội, Cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức hội...