![Thông điệp phát thanh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi và Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2024](https://t2.ex-cdn.com/cpts.vn/resize/300x193/files/news/2024/10/18/thong-diep-phat-thanh-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-va-ngay-quoc-te-nguoi-cao-tuoi-nam-2024-151600.jpg)
Cà phê
Cà phê cũng là loại thực phẩm nên hạn chế. Uống quá nhiều cà phê kích thích cơ thể giải phóng hormon stress, làm gia tăng cảm giác lo âu.
Rượu
Rượu là một trong những loại thực phẩm làm tăng căng thẳng chứ không phải để "giải khuây" khi lo âu, buồn bã.
Rượu chỉ giúp tâm trạng bạn cải thiện tạm thời lúc ban đầu và trở nên tồi tệ hơn sau đó. Bởi rượu ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, điều khiển cảm xúc của bạn. Rượu có thể gây mất nước, làm suy giảm khả năng tập trung và khả năng nhận thức, dẫn đến tình trạng lo âu, căng thẳng.
Chất phụ gia thực phẩm
Có nhiều chất phụ gia thực phẩm thực sự gây hại và có thể dẫn tới mất ngủ do lo âu, bồn chồn, và nhiều rối loạn khác. Chúng được tìm thấy trong hoa quả và rau hoặc các loại thực phẩm khác. Trong những chất phụ gia này có monosodium glutamate (bột ngọt) không chỉ gây lo âu mà còn gây tổn hại cho não.
Thực phẩm tinh chế
Mỳ ống, bánh mỳ trắng, đồ uống có đường, bánh kẹo,… vì chúng có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn theo nhiều cách. Những chất này có thể gây dao động đường huyết. Đôi khi chúng khiến đường huyết tăng cao và đôi khi gây hạ đường huyết đột ngột dẫn đến cảm giác lo âu.
Cùng chuyên mục
Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...
Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...
Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....
Sự xuất hiện của viên thuốc tránh thai đã giúp chị em phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong cuộc sống gia đình,...