![Thông điệp phát thanh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi và Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2024](https://t2.ex-cdn.com/cpts.vn/resize/300x193/files/news/2024/10/18/thong-diep-phat-thanh-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-ve-nguoi-cao-tuoi-va-ngay-quoc-te-nguoi-cao-tuoi-nam-2024-151600.jpg)
Thực phẩm cần tránh cho bé từ 24 đến 48 tháng tuổi
Thức ăn gây nghẹt thở nguy hiểm
Thức ăn miếng lớn, khô và dai: Dù bé trên 2 tuổi đã có thể nhai nuốt tốt hơn nhưng mẹ vẫn nên cảnh giác với các loại thức ăn dễ gây nghẹn như thức ăn miếng to, khô và dai nhé… Ngoài ra, mẹ nên nhắc con tập trung vào việc ăn uống, không để con vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện thoại, đồ chơi và đi lại trong khi ăn. Khi mất tập trung, bé hay nuốt vội mà không nhai gây hóc nghẹn và đau dạ dày.
Cá, gà
Các bà, các mẹ Việt thường thích thú với việc cho con nhỏ cầm nguyên chiếc đùi gà để gặm mà không mảy may lo lắng rằng ăn như thế con sẽ dễ bị nghẹn hoặc hóc xương. Mặc dù bé 2 tuổi đã mọc được khá nhiều răng nhưng thịt gà dai vẫn có thể làm bé bị nghẹn, đặc biệt những mẩu xương gà bị lẫn trong thịt khi chặt cũng có thể làm bé bị hóc.
Bên cạnh đó, các loại cá đồng rất nhiều xương, mẹ nên nhặt xương cẩn thận khi cho bé ăn, nhất là món canh cá vì xương cá có thể lẫn vào trong nước, nếu mẹ chan canh cho bé mà không để í ý sẽ rất nguy hiểm.
Thực đơn ăn hàng ngày cho trẻ 2-3 tuổi
Giai đoạn này trẻ đã có đủ răng nên có thể ăn cơm được, cộng thêm các bữa phụ như cháo, súp, bún, phở, sữa 2 -3 bữa/ngày. Trẻ biếng ăn, ăn được ít cơm thì những bữa phụ này rất quan trọng.
Số bữa ăn trong ngày của trẻ:
- 2 bữa cơm nát ăn với các loại thức ăn chế biến từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, lạc, vừng, đậu đỗ, rau xanh và dầu mỡ.
- 2 bữa gồm cháo hoặc súp, bún, phở, mì, sữa.
- Ăn hoa quả chín sau các bữa ăn theo nhu cầu của trẻ.
Ảnh: MaxdefaultLưu ý:
- Trẻ cần được chế biến thức ăn riêng và sự quan tâm chăm sóc của mẹ hoặc người nuôi dưỡng.
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn các loại bánh, kẹo, nước ngọt, bim bim, bỏng ngô... và các loại hoa quả ngọt trước bữa ăn.
Lượng thực phẩm trong ngày:
- Gạo tẻ 150-200 g. Nếu bé ăn bún, mì, phở thì giảm lượng gạo đi.
- Thịt mỗi bữa: 10 g.
- Rau xanh: 150-200 g.
- Sữa: 400-500 ml.
- Cá, tôm: 120-150 g chia 4 bữa mỗi bữa 30-40 g.
- Dầu mỡ: 40 ml.
Tùng
Cùng chuyên mục
Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...
Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...
Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....
Sự xuất hiện của viên thuốc tránh thai đã giúp chị em phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong cuộc sống gia đình,...